| Hotline: 0983.970.780

Vợ mê tiền, quá quắt

Thứ Sáu 06/09/2013 , 10:34 (GMT+7)

Vợ cháu ỷ tiền, tham tiền mà tính khí lại còn ăn thua đủ, quá quắt. Ba mẹ cháu cũng ngán sợ con dâu, không còn đến chơi với con cháu nữa.

Ảnh minh họa
Kính gửi cô Dạ Hương!

Vấn đề của vợ chồng cháu có lẽ không ngoại lệ với cuộc sống của những đôi trẻ bây giờ. Biết vậy nhưng rất khó giải quyết cô à.

Cháu là dân công chức hành chính sự nghiệp của cơ quan cấp tỉnh, như cô biết, thu nhập chính đáng chỉ tạm đủ. Nhưng nhờ cháu có bằng cao học ở nước ngoài nên được trọng dụng, sẽ được cất nhắc trong tương lai.

Vợ cháu làm cho một doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, thu nhập cao hơn nhiều lần cháu.

Ban đầu vấn đề thường xuyên cãi vã giữa chúng cháu là chuyện công việc của cháu. Cô ấy cứ muốn cháu chuyển việc sang ngân hàng hay doanh nghiệp nào đó.

Nhưng chí hướng của cháu là bàn giấy, cạo giấy cũng được, cháu không quen bon chen thương trường, chiến trường. Vả lại cháu thấy trong hai người ai thu nhập cao chả được miễn là hiểu nhau, tương hợp, bình yên.

Mấy năm nay sau khi sinh thêm đứa thứ hai, chi tiêu gia đình phát sinh. Số lần cự cãi tăng lên. Cháu có hùn hạp làm ăn với một đứa bạn nhưng chưa sinh lợi bao nhiêu.

Trong khi đó, tiền lương khủng mà vợ cháu khư khư và vẫn mãi một điệp khúc “anh chỉ đóng góp bằng tiền lương chết đói!”. Xúc phạm nhau dễ sợ cô ơi.

Tháng nào cháu cũng đã chi tiêu tới đồng xu cuối cùng rồi. Chúng cháu thuê được người, con có sữa uống, có tiền đóng học phí, hai vợ chồng hai xe máy đẹp đi làm, còn đòi hỏi gì nữa? Chẳng lẽ cuộc sống vợ chồng chỉ có mấy chữ "tiền, tiền, tiền" hay sao?

Cháu đề ra một kế hoạch, cháu có chừng này chừng này, vợ cũng bỏ vào chừng đó để vào một chỗ cho mỗi tháng xem thiếu đủ ra sao nhưng cô ấy nhất quyết không chịu, bảo chồng là người cầm lái phải chèo chống gia đình (cô ấy lĩnh lương bằng thẻ, thực sự cháu không biết là bao nhiêu và cũng xài bằng thẻ là chính).

Cô ta còn ra điều kiện: Thí cho cháu khoảng chục triệu để cháu tự gói ghém thử đi rồi biết. Vợ đâu có thứ vợ ném tiền vào mặt chồng để chồng tự đi chợ tự gói ghém hả cô?

Cháu thấy mâu thuẫn đã tới đỉnh điểm. Cái chính là cô ấy đâu có yêu chồng yêu con, chỉ thấy yêu tiền. Chúng cháu luôn cơm nguội canh thiu. Chắc cháu không thể duy trì cuộc hôn nhân này nổi.

Vợ cháu ỷ tiền, tham tiền mà tính khí lại còn ăn thua đủ, quá quắt. Ba mẹ cháu cũng ngán sợ con dâu, không còn đến chơi với con cháu nữa. Cháu không biết tính sao, ly dị thì tội nghiệp con mà sống thì thấy bị đè đầu cưỡi cổ, tổn thương quá.

Xin cô cho cháu lời khuyên.

Giữ kín email giúp cháu.

Cháu thân mến!

Vấn đề của vợ chồng cháu cũng là vấn đề cô quan tâm và thường gặp trên báo chí truyền thông mỗi tuần.

Có nhiều đôi trẻ trong gia tộc cô cũng lúng túng trong việc tiền chồng tiền vợ, bởi bây giờ gì cũng đổ vào tài khoản riêng. Vậy thì việc chi tiêu chung ra sao đây?

Rất nhiều đôi thỏa thuận như cháu tính: Chồng bỏ ra chừng ấy, vợ cũng chừng ấy nữa, dư thì để quỹ dự trữ, thiếu thì lại bỏ thêm vào. Cũng không ít đôi nghĩ như vợ cháu, chồng cày là chính, vợ rủng rỉnh riêng, kệ anh ta, anh ta là “người cầm lái vĩ đại” mà.

Có lẽ cháu đã gặp phải cô vợ đành nanh, mê tích lũy, thái quá và nếu dấn sâu thêm chút nữa sẽ thành phi nhân, vô đạo. Chồng làm việc nhàn nhạ, nghèo nhưng yên thân, có thể có thời gian cho con cái nhiều hơn. Sấp mặt làm giàu cũng có cái giá của nó đấy chứ.

Thiếu gì người bằng cao học nước ngoài mà còn chưa yên việc kia kìa. Nếu giai đoạn này vợ thu nhập cao thì cáng đáng nhiều, ai đâu vợ chồng mà cứ tiền tôi tiền anh thì là hợp đồng hôn nhân đau khổ chứ đâu phải cuộc sống vợ chồng mưu cầu hạnh phúc.

Cháu cần đối thoại với vợ để tìm ra một công thức hợp tác chi tiêu. Không có thuốc trị cho loại người ham tiền bất chấp thế đâu. Nhưng con còn quá nhỏ, hãy nhẫn nhịn để chúng lớn lên. Dĩ nhiên giai đoạn chồng thu nhập thấp hơn thì chồng dễ bị tiếng bấc tiếng chì, bù lại cháu phải có trách nhiệm chăm sóc con và cư xử mọi việc cho đúng mức.

Dần dần phải tìm cách xoay xở, kẻo đàn ông mang tiếng yếu hèn. Thời kinh tế tự do, thiếu gì cách cải thiện, miễn mình chịu khó suy tính.

Nếu vợ cháu là người thích bờ vai chồng thì còn tha thứ được. Bằng như cứ “đập tiền lương cao vào mặt chồng” thì chuyện nó sẽ tự dẫn dắt theo quy luật. Để thời gian nữa rõ bản chất hơn hẵng tính.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm