| Hotline: 0983.970.780

1 tháng ra quân tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng

Thứ Năm 17/10/2024 , 18:52 (GMT+7)

TIỀN GIANG Ngày 21/10 tới đây, ngành Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang sẽ đồng loạt ra quân tổng vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại trong vòng 1 tháng.

Đàn vật nuôi của Tiền Giang vẫn an toàn nhờ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Ảnh: Minh Đảm.

Đàn vật nuôi của Tiền Giang vẫn an toàn nhờ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Ảnh: Minh Đảm.

Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, 9 tháng qua, dù dịch bệnh trên vật nuôi như dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng, cúm gia cầm... vẫn còn xảy ra nhưng Tiền Giang đã áp dụng nhiều biện pháp chủ động phòng chống hiệu quả, khống chế sự lây lan mầm bệnh, đảm bảo an toàn đàn vật nuôi.

Đối với bệnh cúm gia cầm, toàn tỉnh có 4 đàn gia cầm tại 3 xã thuộc 3 huyện (Gò Công Tây, Châu Thành và Cai Lậy) dương tính với virus cúm A/H5N1, đã tiêu hủy 3.355 con, trong đó các địa phương tiêu hủy 3.313 con và hộ tự hủy 42 con.

Đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi, ngành Chăn nuôi và Thú y ghi nhận 81 hộ có lợn mắc bệnh với số lượng 959 con trên tổng đàn 2.876 con tại 26 xã thuộc 7 huyện (trừ Gò Công Đông) và thị xã Cai Lậy, đã tiêu hủy 2.038 con với khối lượng 90,5 tấn.

Còn đối với bệnh viêm da nổi cục, cơ quan chức năng cũng ghi nhận 7 hộ tại 6 xã trên địa bàn 4 huyện (Gò Công Tây, Chợ Gạo, Châu Thành, Tân Phú Đông) và TP. Mỹ Tho có 7 con bò mắc bệnh trong tổng đàn 30 con. Đã tiêu hủy 1 bò bệnh chết với khối lượng 153kg.

Bệnh lở mồm long móng cũng được ghi nhận xuất hiện tại 1 hộ có bò thịt mắc bệnh ở xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo với 5 con trên tổng đàn 12 con.

"Ngành đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo đúng quy định, tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để chống dịch, kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan, kéo dài", ông Thái Quốc Hiếu, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang cho biết.

Đàn gia cầm có xu hướng tăng trong những tháng cuối năm tại Tiền Giang. Ảnh: Minh Đảm.

Đàn gia cầm có xu hướng tăng trong những tháng cuối năm tại Tiền Giang. Ảnh: Minh Đảm.

Ra quân khử trùng môi trường chăn nuôi

Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang, 3 tháng cuối năm, ngành tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh trên vật nuôi, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh động vật đợt 2/2024 tại huyện Tân Phước, thành phố Mỹ Tho, Gò Công Tây, Gò Công Đông và Tân Phú Đông.

Đặc biệt, để bảo vệ tốt đàn gia súc, gia cầm trước áp lực dịch bệnh nguy hiểm thường gặp trong mùa mưa bão và ngăn ngừa sự xâm nhập, lây lan, phát tán của mầm bệnh trong các cơ sở chăn nuôi, Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang triển khai kế hoạch số 4458 chuẩn bị mở đợt cao điểm tổng tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi trên phạm vi toàn tỉnh.

Theo chia sẻ của lãnh đạo Sở NN-PTNT Tiền Giang, cuộc tổng ra quân phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi bắt đầu từ ngày 21/10 và sẽ kết thúc trước ngày 21/11 năm 2024.

Từ nguồn thuốc sát trùng do nhà nước cung cấp, đội phun xịt các địa phương tiến hành phun thuốc khử trùng cho hộ chăn nuôi có quy mô trâu, bò dưới 20 con, hộ nuôi heo, dê dưới 100 con, hộ nuôi gia cầm dưới 500 con, chim cút dưới 5.000 con và các chợ có buôn bán gia súc, gia cầm sống.

Riêng các cơ sở chăn nuôi quy mô vừa, quy mô lớn thì chủ cơ sở chủ động mua thuốc sát trùng và tổ chức thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát của cơ quan chuyên môn.

Để thực hiện tháng tiêu độc khử trùng này đạt hiệu quả cao, Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang yêu cầu có sự tập trung chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương cấp huyện, xã và huy động được sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể trong giám sát, nhất là phát huy vai trò của đội xung kích cấp xã trực tiếp tham gia phun xịt.

Ngày 21/10 này  tỉnh Tiền Giang ra quân phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi. Ảnh: Kim Nữ.

Ngày 21/10 này  tỉnh Tiền Giang ra quân phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi. Ảnh: Kim Nữ.

Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang thông tin thêm, từ giữa đầu năm đến nay, đàn lợn và gia cầm có xu hướng tăng và phát triển ổn định, riêng đàn bò ghi nhận có xu hướng giảm.

Đàn bò có xu hướng giảm do hiệu quả kinh tế thấp, chu kỳ sản xuất dài, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, cạnh tranh từ sản phẩm nhập khẩu làm chăn nuôi bò trở nên khó khăn, không thu hút người chăn nuôi đầu tư phát triển sản xuất.

Tại thời điểm 1/9/2024, cơ quan thống kê ghi nhận đàn bò có 119,5 nghìn con, giảm 1,7% so cùng kỳ; đàn lợn có 310.000 con, tăng 5,8%, đàn gia cầm có 16,1 triệu con, tăng 0,6%.

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Giá dứa cao, đồng bào phấn khởi

LÀO CAI Giá dứa bán tại nương đạt khoảng 6.000 đồng/kg, tại nhà máy từ 8.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, người dân huyện Mường Khương phấn khởi vì có lãi cao.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất