| Hotline: 0983.970.780

10 năm Bộ NN-PTNT cắt giảm 77% hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành

Thứ Ba 01/12/2020 , 08:53 (GMT+7)

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Bộ NN-PTNT rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành từ 7.698 dòng xuống còn 1.768, tỷ lệ cắt giảm trên 77%.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn kiểm tra việc thông quan hàng hóa nông sản tại cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh. Ảnh: Nguyên Huân.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn kiểm tra việc thông quan hàng hóa nông sản tại cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh. Ảnh: Nguyên Huân.

Tất cả các danh mục cắt giảm đều được Bộ NN-PTNT công khai đầy đủ trên trang thông tin điện tử. Bộ NN-PTNT cũng đã tổ chức rà soát 63 thủ tục hành chính liên quan tới kiểm tra chuyên ngành được quy định tại 27 văn bản, gồm 3 Luật, 6 Nghị định, 18 Thông tư. Bộ đã đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 32/63 thủ tục hành chính, đạt 50,7%.

Các thủ tục hành chính đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa tập trung vào các nội dung như: Đơn giản hóa, lược bỏ một số giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu thực hiện; đơn giản hóa trình tự thực hiện; giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Thực hiện gộp một số thủ tục hành chính có liên quan chặt chẽ trong chuỗi trình tự thực hiện của cơ quan nhà nước nhằm giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó là tổ chức triển khai thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3,4, cơ chế một cửa quốc gia; thay đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm ở tất cả các thủ tục hành chính kiểm tra an toàn thực phẩm; thực hiện quản lý hàng hóa theo phương thức quản lý rủi ro; giảm tần suất lấy mẫu lô hàng.

Việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành của Bộ NN-PTNT đã đạt yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể: việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh ước tiết kiệm được 233.790 ngày công, tương đương 32 tỷ đồng/năm; việc cắt giảm mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành ước tính tiết kiệm được 1.800.403 ngày công/năm, tương đương 1.291,1 tỷ đồng/năm.

Đối với nhóm hàng hóa chịu sự kiểm tra chuyên ngành của nhiều Bộ, Bộ NN-PTNT đã có Công văn gửi Văn phòng Chính phủ đề xuất cơ quan kiểm tra chuyên ngành đối với 7 loại hàng hóa đang chịu sự kiểm tra chuyên ngành của Bộ NN-PTNT với một số Bộ khác.

Đến nay, 7 nhóm mặt hàng đã thống nhất giao một cơ quan thực hiện kiểm tra. Cụ thể đối với máy móc dùng trong nông nghiệp giao Bộ Giao thông vận tải thực hiện kiểm tra. Đối với các mặt hàng khác, Chính phủ đã có Công văn số 9676/VPCP-KGVX ngày 8/10/2018 giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương thống nhất phương án xử lý. Ngày 05/11/2018, Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp với đại diện Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương và thống nhất giao cơ quan kiểm dịch của Bộ NN-PTNT thực hiện kiểm tra.

Việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành của Bộ NN-PTNT đã đạt yêu cầu của Chính phủ. Ảnh: Nguyên Huân.

Việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành của Bộ NN-PTNT đã đạt yêu cầu của Chính phủ. Ảnh: Nguyên Huân.

Về nhóm hàng hóa chịu sự kiểm tra chuyên ngành của nhiều đơn vị của Bộ, với 6 nhóm hàng khi nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra của 2 đơn vị trong Bộ. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã quyết định điều chỉnh phân công nhiệm vụ kiểm tra chuyên ngành đối với một số sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu trước thông quan chịu sự kiểm tra của nhiều đơn vị thuộc Bộ (Quyết định số 3346/QĐ-BNN-TCCB ngày 23/8/2018), thống nhất giao một đầu mối thực hiện cả kiểm dịch và kiểm tra chất lượng.

Bộ NN-PTNT cũng tiến hành đơn giản hóa, điện tử hóa thủ tục, rút ngắn thời gian và giảm chi phí thực hiện giao dịch nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp qua biên giới. Với mục tiêu giảm thời gian làm thủ tục xuất khẩu xuống còn không quá 70 giờ và thủ tục nhập khẩu xuống còn không quá 90 giờ, Bộ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực thi các giải pháp đơn giản hóa thủ tục, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong thực thi công vụ, triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa quốc gia.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiều bến xe 'bỏ thì thương, vương thì tội'

Tiền Giang Trong thời gian dài, bến xe thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) rất ít phương tiện ra vào đón khách, bốc dỡ hàng hóa, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất