| Hotline: 0983.970.780

15 thủ tục ngành thú y đã triển khai trên Một cửa quốc gia

Thứ Sáu 05/11/2021 , 12:30 (GMT+7)

Đến nay, Cục Thú y đã triển khai 15 thủ tục hành chính trên Một cửa quốc gia và 52 thủ tục trên Một cửa điện tử của Bộ NN-PTNT.

Cán bộ Chi cục Thú y vùng VII tiếp nhận hồ sơ yêu cầu kiểm dịch của doanh nghiệp. Ảnh: Hữu Đức.

Cán bộ Chi cục Thú y vùng VII tiếp nhận hồ sơ yêu cầu kiểm dịch của doanh nghiệp. Ảnh: Hữu Đức.

Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), thực hiện các nhiệm vụ Một cửa quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có liên quan, từ năm 2016 - 2019, Cục Thú y đã triển khai xây dựng và kết nối trên Một cửa quốc gia 15 thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y. Trong đó có 13 thủ tục hành chính về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, thủy sản và 2 thủ tục về lĩnh vực thuốc thú y.

Cụ thể, các thủ tục hành chính đang triển khai trên Một cửa quốc gia thuộc lĩnh vực kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và thủy sản gồm:

Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu; Đăng ký và thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; Đăng ký và thủ tục cấp Giấy kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu; Đăng ký và thủ tục cấp Giấy kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu.

Tiếp theo là đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu; Đăng ký và thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm.

Ngoài ra còn có cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập, xuất kho ngoại quan; Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập, xuất kho ngoại quan; Khai báo trước khi cập cảng đối với tàu vận chuyển thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản có nguồn gốc từ khai thác để nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.

Thủ tục hành chính về lĩnh vực thuốc thú y trên Một cửa quốc gia bao gồm kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu và cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y.

Tại Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT của Bộ NN-PTNT giao Cục Thú y làm đầu mối thực hiện việc kiểm dịch và kiểm tra chất lượng đối với nhóm hàng hóa thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc động vật vừa phải kiểm dịch, vừa phải kiểm tra chất lượng.

Theo đó, sản phẩm vừa có chứa sản phẩm động vật và sản phẩm thực vật, doanh nghiệp có thể lựa chọn Cục Thú y hoặc Cục Bảo vệ thực vật để thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm dịch, tránh được sự chồng chéo kiểm tra chuyên ngành giữa các đơn vị thuộc Bộ NN- PTNT.

Trước đây, việc thực hiện kiểm dịch là Cục Thú y và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản là Cục Chăn nuôi, Tổng Cục Thủy sản.

Hiện nay, doanh nghiệp chỉ cần gửi Giấy đăng ký kiểm dịch và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu theo một mẫu đơn 20a của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT tới một cơ quan kiểm tra chuyên ngành là Cục Thú y. Các chỉ tiêu kiểm tra trùng lắp giữa kiểm dịch và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi chỉ phải làm một lần.

Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu Cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu lập biên bản gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt về chất lượng thức ăn chăn nuôi theo đúng quy định của pháp luật.

Quy định của Thông tư này đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp không phải đến nộp hồ sơ tại hai cơ quan kiểm tra khác nhau thuộc Bộ NN- PTNT.

Cùng với việc triển khai 15 thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y trên Cổng dịch vụ Công quốc gia, Cục Thú y đã tích hợp 52 thủ tục hành chính lên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ NN-PTNT, chính thức sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên môi trường mạng tại địa chỉ: https://dvc.mard.gov.vn/Pages/default.aspx.

Tính đến ngày 14/9/2021, trong lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y đã xử lý, giải quyết được 2.355/4.827 hồ sơ. Lĩnh vực cấp giấy Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đã xử lý, giải quyết được 187/150 hồ sơ. Tất cả các hồ sơ này đều được thực hiện qua phần mềm dịch vụ công.

Đối với 15 thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y, hiện đã được kết nối và thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, tính đến ngày 14/9/2021, đã thực hiện được 70.455/103.415 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 68,12%, có thủ tục tỷ lệ đạt 97,40%.

Đến nay, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính về lĩnh vực thú y theo cơ chế Một cửa quốc gia chỉ cần đăng nhập vào website của Tổng cục Hải quan để đăng ký tài khoản, nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tuyến mà không phải đến cơ quan Thú y để nộp hồ sơ và nhận kết quả.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm