| Hotline: 0983.970.780

2016, một năm với những sự kiện có thể làm thay đổi trật tự thế giới

Thứ Hai 02/01/2017 , 07:01 (GMT+7)

Đúng như dự đoán của báo Nông nghiệp Việt Nam, năm 2016 là một năm có tính bước ngoặt với những sự kiện có thể làm thay đổi trật tự thế giới đã được xác lập từ sau thế chiến thứ 2.

Những điều tưởng chừng không thể nào xảy ra đã trở thành hiện thực. Đây là một năm đáng quên với giới dự đoán thăm dò kết quả bầu cử khi những kết quả thăm dò dư luận của họ đều đã bị sai số nghiêm trọng.

Từ kết quả về cuộc trưng cầu dân ý ở Vương quốc Anh khi người dân đảo quốc sương mù quyết định ủng hộ quyết định rời khỏi liên minh EU cho đến cú sốc của năm khi ông trùm ngành bất động sản Donald Trump đánh bại cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton trong cuộc đua vào Nhà Trắng.


Kiểm phiếu tại tại Glasgow, Scotland hôm 23-6. Ảnh: REUTERS
 

Khác với mọi năm, năm 2017, báo Nông nghiệp Việt Nam sẽ không điểm lại 10 sự kiện mà sẽ chỉ đề cập đến những sự kiện đã, đang và sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cục diện thế giới. Thứ tự của những sự kiện này sẽ không theo trình tự thời gian mà theo tính quan trọng của nó đối với cục diện khu vực và toàn cầu.
 

1. Phán quyết của toà án quốc tế về Biển Đông

Giữa tháng 7, toà án trọng tài quốc tế ở Hà Lan đã đưa ra phán quyết về vụ kiện Trung Quốc của Philippines.

Cụ thể, Phillipines kiện Trunq Quốc về việc nước này tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích biển Đông, về phía nam tới bãi cạn James của Malaysia, nơi chỉ cách thềm lục địa của Malaysia khoảng 50 dặm.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc bị kiện ra toà án quốc tế trong lịch sử. Kết quả của vụ kiện này có thể mở ra cách giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông theo cách hoà bình và tuân thủ theo luật pháp quốc tế.

Đúng như dự đoán, toà án đã nhận định rằng những tuyên bố chủ quyền và các hoạt động phi pháp như xây dựng đảo nhân tạo hay cấm tàu thuyền các nước ra vào đánh bắt ở một số khu vực của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế.

Về cơ bản, toà đồng ý với Philippines rằng Trung Quốc không có chủ quyền với "đường chín đoạn" và yêu cầu Trung Quốc dừng các hoạt động phi pháp của mình. Cũng chẳng sai với dự đoán, Trung Quốc từ chối công nhận phán quyết của Toà trọng tài và cho rằng phán quyết này không có giá trị pháp lí.

Tuy vậy thì việc ông Duterte giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Phillipines đã thay đổi gần như tất cả. Với chính sách thân Trung Quốc và cách biệt Mỹ của Philippines, Trung Quốc đã nới lỏng lệnh cấm ngư dân Philllipines ra vào đánh bắt ở một bãi cạn đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 2012.

Việc tổng thống mới đắc cử Duterte tỏ ra thân thiện với Trung Quốc và xa lánh dần với Mỹ có thể tác động lớn đến sự gắn kết trong khối ASEAN cộng với việc Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán trên Biển Đông, năm tới dự định tiếp tục là một năm sóng gió với vùng biển được dự đoán có nhiều trữ lượng dầu mỏ này. Việc Donald Trump đắc cử làm Tổng Thống Mỹ sẽ chỉ càng khiến các nước trong khu vực lo ngại về việc sẽ không có một thế cân bằng đủ mạnh để kiềm chế Trung Quốc.
 

2. Sự ra đi của nhà lãnh đạo cách mạng Fidel Castro

Năm 2016 còn là một năm chia tay những nhân vật có tầm ảnh hưởng mang tính lịch sử. Huyền thoại âm nhạc David Bowie, Leonard Cohen và lạnh tụ cách mạng của Cuba, Fidel Castro.

14-45-18_1974_fidel_cstro_p_629
Chủ tịch Fidel Castro thời trẻ
 

Mặc dù đã 90 tuổi và sức khỏe cũng đã suy yếu vài năm gần đây nhưng khi Chủ tịch Cuba đương thời, Raul Castro tuyên bố anh trai mình đã ra đi, điều này vẫn khó có thể tin được vì trong tâm trí nhiều người, hình tượng của Fidel Castro là bất diệt. Fidel Castro là người cuối cùng trong thế hệ cách mạng những năm 1960 đã ra đi.

Là một người theo đường lối không thoả hiệp với Mỹ, sự ra đi của Fidel có thể mở ra một chương mới trong quan hệ Mỹ - Cuba, mối quan hệ vừa được nối lại trong năm 2015. Em trai của Fidel là Raul Castro được cho là người ít bảo thủ và có tư tưởng thân Mỹ hơn anh trai mình. Điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc Tổng thống mới đắc cử Mỹ Donald Trump nhìn nhận thế nào về mối quan hệ này.

Dù thế nào thì những thành tựu mà Fidel làm được cho Cuba là không thể phủ nhận. Lật đổ chế độ độc tài của Batista, đưa Cuba trở thành nước có nền giáo dục và tỉ lệ mù chữ gần như thấp nhất thế giới.

Ấn tượng hơn nữa là dù bị cấm vận ngặt nghèo, Cuba vẫn là nước có dịch vụ y tế công tốt và hiệu quả nhất trên thế giới (tính theo tỉ lệ chi bình quân đầu người so với GDP - theo tổ chức Y tế thế giới WHO). Ngoài ra, ngành y tế Cuba còn được biết đến là nơi có những phương pháp điều trị ung thư hiệu quả bậc nhất trên thế giới.
 

3. Trưng cầu dân ý tại Vương quốc Anh - Brexit

Kết quả trưng cầu dân ý tại VQ Anh ngày 24/6 đã tạo nên một cơn địa chấn thực sự với toàn liên minh EU. Lần đầu tiên kể từ khi thành lập khối, một thành viên sẽ chính thức rời khỏi khối.

14-45-18_brexit-sttement
Người biểu tình ở London yêu cầu chính phủ VQ Anh đưa đất nước ra khỏi EU ngay lập tức
 

Việc cử tri VQ Anh quyết định rời khỏi EU sẽ tạo ra một tiền lệ mà từ đó một loạt quốc gia khác như Italy hay Hà Lan có thể sẽ tiếp bước.

Có nhiều lí do đằng sau việc tại sao cử tri VQ Anh đi đến quyết định Brexit nhưng nguyên nhân lớn nhất là đây là cơ hội gần như là duy nhất mà họ có được để thể hiện sự bất mãn với cái họ cho là sự bành trướng quá mức của liên minh EU đến quyền chủ quyền của các nước thành viên.

Được thành lập với mục đích tạo ra một khối liên minh về kinh tế giữa các nước thành viên, EU dần dần trở thành một liên minh đạt đến tầm ảnh hưởng của một siêu quốc gia và các nước thành viên trở thành những nước nhỏ trong siêu quốc gia này.

Việc VQ Anh rời khỏi EU chưa phải là điều chắc chắn (một vụ kiện đang diễn ra tại toà án Tối Cao về việc liệu Thủ tướng Anh có quyền quyết định rời EU hay không) nhưng nếu điều này trở thành hiện thực, liên minh EU sẽ phải cải tổ nếu không muốn việc nước Anh rời đi mở đầu cho làn sóng rời khỏi liên minh này.
 

4. Donald Trump trở thành Tổng thống Hoa Kỳ

Vượt qua mọi dự đoán của dư luận và giới quan sát, Donald Trump đã đánh bại đối thủ của đảng Dân chủ Hillary Clinton để trở thành ông chủ mới của Nhà Trắng.

14-45-18_161109031839-donld-trump-november-9-2016-new-york-exlrge-169
Donald Trump phát biểu chiến thắng trong đêm tranh cử
 

Đây xứng đáng được xem là cơn địa chấn lớn nhất với giới chính trị thế giới khi mà Donald Trump liên tục đưa ra những lời bình luận hay những đề nghị chính sách khiếm nhã với rất nhiều tầng lớp người dân Mỹ từ phụ nữ cho đến người Hồi Giáo, người nhập cư.

Việc Trump giành chiến thắng bất ngờ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với trật tự thế giới. Những người đang lo ngại đầu tiên chắc chắn là các nước vùng Baltic.

Ba nước vùng Baltic nhỏ bé Estonia, Lithuania và Latvia lo ngại về việc Nga sẽ có những hành động tương tự như những gì đã xảy ra ở phía Đông Ukraine hay ở Gruzia năm 2008.

Những tuyên bố của Trump về việc sẽ không bảo vệ các nước thành viên NATO theo như hiệp ước của khối có thể được tổng thống Nga Putin hiểu như "đèn xanh" để vẽ lại bản đồ Đông Âu.

Vấn đề Trung Đông mà trong đó nổi bật nhất là Iran là hệ lụy tiếp theo của việc Trump trở thành Tổng thống. Trump chưa bao giờ giấu ý định về xóa bỏ hiệp ước hạt nhân đã đạt được với Iran. Nếu điều này trở thành hiện thực thì một trong những thành quả lớn nhất của nhiệm kì của Obama - thỏa thuận hạt nhân với Iran - nhiều khả năng sẽ bị xóa bỏ. Điều này sẽ đẩy Iran vào lại con đường phát triển hạt nhân trước đó của mình. An ninh khu vực vì thế sẽ tiếp tục căng thẳng.
 

Lời kết:

Độc giả sẽ có những nhận định khác nhau về việc những sự kiện trên sẽ tác động thế nào đối với trật tự thế giới. Là một người quan tâm và theo dõi chính trị trong nhiều năm, năm 2016 là một năm rất đặc biệt với người viết. Đây là năm đầu tiên kể từ thế chiến thứ 2 trật tự thế giới có thể bị đảo lộn.

Năm 2017 vì thế sẽ tiếp tục là một năm đáng chờ đợi với giới quan sát chính trị. Báo Nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng bạn đọc với những nhận định mang bản sắc riêng về tình hình thế giới trong năm 2017.

(Nghiên cứu sinh ngành Lý luận chính trị, Đại học Manchester, Anh quốc)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm