| Hotline: 0983.970.780

2.300 tấn Hoàng Sin Cô của nông dân Y Tý chưa có đầu ra

Thứ Ba 02/11/2021 , 14:43 (GMT+7)

Hiện Lào Cai còn tồn gần 2.300 tấn Hoàng Sin Cô của hàng trăm hộ dân Y Tý chưa có đầu ra.

Hoàng Sin Cô ở Y Tý ngon, ngọt và mát, chất lượng hơn hẳn với củ trồng ở nơi khác. Ảnh: Hải Đăng.

Hoàng Sin Cô ở Y Tý ngon, ngọt và mát, chất lượng hơn hẳn với củ trồng ở nơi khác. Ảnh: Hải Đăng.

Hàng nghìn tấn Hoàng Sin Cô chất đống

Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Tráng A Lử ở thôn Trung Chải, xã Y Tý (huyện Bát Xát, Lào Cai) trồng khoảng 1ha Hoàng Sin Cô. Ngoài nuôi con trâu, con gà thì số Hoàng Sin Cô này là thu nhập chính của gia đình ông.

Thế nhưng năm nay Hoàng Sin Cô tiêu thụ rất chậm, chưa có người lên mua. Ông không khỏi lo lắng và sốt ruột khi Hoàng Sin Cô chất thành đống.

Ông Lử cho biết, từ đầu vụ chưa có ai đến thu mua, nên bán được cân nào hay cân ấy. Cứ như mọi năm thì Hoàng Sin Cô thu hoạch về đã có người đến mua hết rồi. Gần như toàn bộ số Hoàng Sin Cô nhà tôi thu hoạch về đều còn tồn. Xung quanh các hộ ai cũng trồng nhiều, có nhà trồng đến 7-8ha cơ. Giá năm nay trung bình chỉ 3.000 đồng/kg, còn củ chọn cũng chỉ tới 5.000-6.000 đồng/kg, rất rẻ so với mọi năm.

Hiện nay, Y Tý, Trịnh Tường, A Lù là 3 xã của huyện Bát Xát chủ yếu trồng Hoàng Sin Cô do có độ cao phù hợp với loại củ này. Trong đó, chỉ riêng diện tích Hoàng Sin Cô của người dân Y Tý đã lên tới 84ha, với sản lượng khoảng 2100 tấn.

Ông Hà Ngọc Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Y Tý cho biết, người dân hiện đang thu hoạch củ Hoàng Sin Cô nhưng năm nay giá rớt và tiêu thụ chậm so với mọi năm. Củ đẹp chọn mới được giá 5.000 đồng/kg còn bán xô bồ là 3.000 đồng/kg. Hiện nay cũng chưa có đơn vị lớn nào đến thu mua cho bà con.

Để bao tiêu vùng nguyên liệu của bà con đã có đơn vị đầu tư nhà máy chế biến nằm ở xã Trịnh Tường. Tuy nhiên, nhà máy này đến nay chưa đi vào hoạt động nên việc thu mua không diễn ra như dự kiến. Mặt khác, khi mới đi vào hoạt động thì sản lượng thu mua cũng hạn chế.

Củ Hoàng Sin Cô được người dân vùng cao Bát Xát đưa về trồng cách đây khoảng 8 năm. Loại củ đặc biệt này phù hợp trồng trên những sườn núi có độ cao từ 1.500 m trở lên. Củ có vị ngọt mát, dễ ăn, dễ chế biến.

Củ hoàng sin cố giá rẻ, lại có tác dụng bồi bổ sức khỏe nên số lượng bà con ở vùng cao Bát Xát trồng ra bao nhiêu, thị trường cũng đều hấp thu hết. Thậm chí có thời điểm “cháy hàng”, trên thị trường chỉ có Hoàng Sin Cô của Trung Quốc. Có nhiều hộ đã thoát nghèo vì mỗi vụ thu về cả trăm triệu đồng. Loại củ này cho hiệu quả cao gấp 3-4 lần trồng ngô, trồng sắn…

Người dân Y Tý thu hoạch Hoàng Sin Cô. Ảnh: Hải Đăng.

Người dân Y Tý thu hoạch Hoàng Sin Cô. Ảnh: Hải Đăng.

Tìm nguồn tiêu thụ bền vững

Ông Lục Như Trung, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bát Xát cho biết, năm 2020 tổng diện tích Hoàng Sin Cô là 100,5 ha, năng suất đạt 25 tạ/ha, sản lượng 2.500 tấn. Các doanh nghiệp, thương lái thu mua, không còn tồn đọng sản phẩm. Trong đó, Công ty TNHH Long Hải bao tiêu 500 tấn, thương lái Đông Luận bao tiêu trên 1.000 tấn, còn lại các thương lái khác.

Tuy nhiên, năm 2021, tổng diện tích 142 ha tại các xã Y Tý (84ha), Trịnh Tường (20ha), A Lù (38ha), sản lượng ước đạt 3.600 tấn. Từ cuối tháng 9/2021, người dân các xã bắt đầu thu hoạch Hoàng Sin Cô.

Phòng NN-PTNT đã trao đổi với nhiều đơn vị bàn giải pháp tiêu thụ sản phẩm Hoàng Sin Cô. Trong đó, đối với HTX Minh phúc đảm nhiệm việc thu mua tại xã Trịnh Tường, sản lượng bao tiêu khoảng 60 tấn. Ngoài ra, HTX Minh Phúc đang kết nối một số đơn vị có nhu cầu về sử dụng nước ép Hoàng Sin Cô, khi nào HTX ký hợp đồng với các đơn vị đó thì HTX thông tin với huyện về nhu cầu ngoài sản lượng đã đăng ký thu mua với huyện.

Công ty TNHH TM DVTH Hải Thịnh bắt đầu vào thị trường thu mua và bao tiêu sản phẩm Hoàng Sin Cô, đi thị trường phía Nam, thị trường Campuchia. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp, nên về phía công ty mới chỉ cam kết bao tiêu được 200 tấn…

Ngoài ra, phòng cũng làm việc với Công ty TNHH Long Hải bàn giải pháp tiêu thụ sản lượng Hoàng Sin Cô. Hiện nay, sản lượng còn trong dân là khoảng gần 2.300 tấn Hoàng Sin Cô chưa có đơn vị thu mua và bao tiêu.

Củ Hoàng Sin Cô một thời gian là sản phẩm ưa chuộng trên thị trường nên có thời điểm giá bị đẩy lên cao, thương lái cũng tranh mua sản phẩm này. Và khi người dân trồng với diện tích đủ lớn thì giải pháp bền vững để tiêu thụ sản lượng củ bà con trồng ra cũng là một bài toán nan giải.

Ông Vương Tiến Sĩ, Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai) cho biết, Hoàng Sin Cô bắt đầu vào thu hoạch nhưng sản lượng các đơn vị có thể thu mua, bao tiêu cho bà còn ít. Một số đơn vị, năm ngoái thu mua vài trăm tấn cho bà con nhưng năm nay cũng chưa thấy ký với địa phương.

Hiện nay, chúng tôi đang thông tin mời gọi các doanh nghiệp vào thu mua cho người dân. Mặt khác, tìm giải pháp, bàn bạc với các đơn vị, doanh nghiệp nông sản để tìm cách tháo gỡ. Có đơn vị cũng sẵn sàng đưa vào dây truyền ép nước Hoàng Sin Cô hoạt động nhưng nếu họ có đầu tư cũng phải vụ sau mới có thể thực hiện, bao tiêu cho người dân được.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm