| Hotline: 0983.970.780

3PAD hỗ trợ trồng cỏ tại Bắc Kạn

Thứ Ba 10/01/2012 , 11:53 (GMT+7)

Với mục tiêu đồng hành cùng nhà nông vùng cao, dự án 3PAD đã hỗ trợ các giống cỏ chịu hạn, rét giúp bà con tăng cường bảo vệ đất màu sản xuất và tạo nguồn thức ăn...

Cỏ giống trồng tại huyện Ba Bể
Mỗi khi mưa to, đất trên các ngọn núi cao lại bị bào mòn, còn mỗi mùa đông giá, cỏ cây ở vùng cao Bắc Kạn khô lụi lá; giá rét cộng với thiếu cỏ tươi đã làm chết hàng nghìn gia súc, bà con thiệt hại nặng nề.

Với mục tiêu đồng hành cùng nhà nông vùng cao, dự án 3PAD đã hỗ trợ các giống cỏ chịu hạn, rét giúp bà con tăng cường bảo vệ đất màu sản xuất và tạo nguồn thức ăn phong phú, bảo vệ gia súc trong mùa đông.

Để bảo tồn hệ thống canh tác trên đất dốc và hạn chế xói mòn thực bì, đáp ứng nguồn thức ăn phong phú cho chăn nuôi, dự án 3PAD tại Bắc Kạn đã trồng, nhân rộng trong cộng đồng 10 giống cỏ mới nhằm phục vụ mở rộng diện tích trồng cỏ tại 3 huyện vùng cao: Na Rì, Ba Bể, Pác Nặm.

Bước đầu, dự án 3PAD chuyển giống cỏ đến trồng thử nghiệm tại các hộ dân và các trường học tại 3 huyện trên. Số lượng giống cỏ nhập về được chia làm 2 phần: 90% giống được giao cho các nhóm nông dân cùng sở thích, 10% lượng giống còn lại được chuyển giao cho các trường học làm vườn ươm.

Theo thống kê cho thấy, tại huyện Ba Bể có 25 nhóm với 322 hộ dân tại 8 xã, trồng 5 giống làm vườn ươm là Mulato 2, Keo Dậu, Lạc Dại, Paspalum, Ghine (mỗi vườn ươm khoảng 50 m2 đến 200 m2), 5 giống còn lại các hộ trồng đại trà trên đất nương, bãi với diện tích mỗi hộ khoảng 300 m2 đến 800 m2.

Qua khảo sát, tỷ lệ hạt cỏ giống nảy mầm đến trên 90%. Tại Pác Nặm có 10 nhóm với 139 hộ ở 5 xã tham gia, mỗi hộ trồng từ 3 đến 8 giống cỏ. Qua kiểm tra cho thấy tỷ lệ hạt giống nảy mầm tương đối cao, từ 65-90%; loại trừ một số nơi do bị mưa to nên đất trôi, vùi lấp hạn, làm giảm tỷ lệ nảy mầm. Còn tại huyện Na Rì có 10 nhóm hộ ở 7 xã trồng, tỷ lệ hạt nảy mầm tương đối cao, từ 75- 95%.

 40 trường từ cấp tiểu học đến THPT tại 3 huyện có dự án 3PAD cũng tham gia mô hình trồng cỏ trên đất dốc. Hiện nay tất cả 40/40 trường đã trồng cỏ theo đúng kế hoạch. Các giống cỏ cấp cho trường gồm Keo Dậu, Lạc Dại, Mulato 2, Stylo và Goatemala, tỷ lệ nảy mầm rất cao (Stylo trên 95%, Keo Dậu 70%, Mulato 2).

Mô hình thử nghiệm trồng cỏ bảo vệ đất và làm thức ăn chăn nuôi đang được 3 huyện vùng dự án hưởng ứng. Hy vọng sẽ giúp nâng cao nhận thức của bà con về trồng cỏ chăn nuôi gia súc mùa đông, kết hợp trồng cỏ xen cây nông nghiệp nhằm chống xói mòn, bảo tồn đất dốc.

Xem thêm
Vịt Xiêm lai Pháp thích hợp cho chăn nuôi nhỏ lẻ

ĐBSCL Tại ĐBSCL, mô hình nuôi vịt Xiêm lai Pháp được bà con nông dân đánh giá mang lại hiệu quả cao, thích hợp cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, truyền thống.

Kiểm dịch tôm giống còn gặp khó

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi mà một phần nguyên nhân do tôm giống gây ra, ngành chức năng đã siết chặt công tác kiểm dịch.

Một xã thu 135 tỷ đồng mỗi năm từ cây ổi

HẢI DƯƠNG Cây ổi chiếm 95% diện tích canh tác của xã Liên Mạc. Cây ổi dễ áp dụng VietGAP, nhanh cho khai thác kinh doanh, thu nhập cao, ổn định hơn nhiều so với trồng vải.

Quảng Ngãi xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức gieo sạ bằng máy sạ cụm 12 hàng trên diện tích 5.000m2 tại mô hình ở cánh đồng lúa xã Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi).