| Hotline: 0983.970.780

5 năm về trước

Thứ Năm 29/03/2018 , 09:01 (GMT+7)

Chiếc xe Camry đen bóng rẽ vào làng Phượng rồi từ từ dừng lại trước một ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ, nằm nép ven trục đường làng. Cửa xe mở. Người lái bước xuống mở cửa bên kia xe.

Từ trong xe, một người phụ nữ trẻ và một đứa bé chừng 4 tuổi bước ra. Cả hai đều ăn mặc rất sang trọng, lịch sự. 3 người bước vào ngôi nhà...

Chẳng mấy chốc, tin chị Tươi cùng chồng, một kỹ sư kiêm chủ một công ty tư nhân đang làm ăn phát đạt, đưa con về thăm bố mẹ, mang theo vô số quà cáp, và định phá ngôi nhà cũ đi, xây cho bố mẹ một ngôi nhà 3 tầng, đã lan ra khắp làng. Đâu đâu người ta cũng nói về chuyện chị Tươi “áo gấm về làng”. Ai cũng mừng cho chị.

Nhưng cũng ngay trong bữa cơm chiều hôm ấy, trong khi ở nhà Tươi tràn ngập tiếng cười, thì ở nhà anh Trường xẩy ra một trận cãi vã long trời lở đất. Nhà Trường và nhà Tươi cùng nằm trên trục đường làng, chỉ cách nhau chừng trăm mét. Ông Nhân, bố Trường, dằn mạnh chén rượu xuống mâm, mặt sa sầm:

- Sỹ rởm. Đã lấy phải vợ thừa còn không biết nhục.

Chẳng ai bắt lời hay hưởng ứng ông. Bữa ăn trôi đi trong không khí nặng nề, lặng ngắt. Và luôn mấy miếng to cho hết bát cơm, Trường cũng dằn mạnh cái bát xuống mâm. Hoa, vợ Trường, thấy vậy, vội chìa tay:

- Đưa em xới.

“Chát” một tiếng, cái bát từ tay Trường bay thẳng vào tường, vỡ tan. Trường gầm lên, đứng bật dậy.

Ông Nhân cũng gầm lên:

- Mày làm cái gì thế?

- Làm cái gì mặc kệ tôi. Chỉ tại bố mà tôi mất vợ mất con. Giờ tôi khổ sở, tủi nhục thế này.

Trường đùng đùng bỏ đi. Còn ông Nhân, cũng chỉ nói được một câu thế rồi nghẹn sặc lại. Ngụm rượu vừa vào đến cổ đã phun ngược trở ra. Bà Lan vợ ông và Hoa nhìn nhau. Mắt người nào cũng rơm rớm.

Tận nửa đêm hôm ấy Trường mới xiêu vẹo về đến nhà, mồm sặc sụa hơi rượu, anh đổ vật xuống giường. Đang ngủ, Hoa giật mình thức dậy, cuống quýt lau rửa cho chồng. Cũng nhờ việc đó mà cô tình cờ nghe được câu chuyện của bố mẹ chồng ở phòng bên kia. Bà Lan gay gắt:

- Năm năm về trước, tôi với lại thằng Trường, rồi cả bao nhiêu là anh em bà con trong họ, cả hội đồng niên của ông nữa, không biết bao nhiêu lần xin ông cho thằng Trường được cưới con Tươi. Chúng nó yêu nhau thật lòng. Đứa con trong bụng con Tươi là máu thịt của thằng Trường, là cháu nội của ông.

Thế mà ông nhất định không nghe, cứ một hai rằng nhà nó nghèo, không môn đăng hộ đối, làm nó phải bỏ đi khi bụng mang dạ chửa. Thế rồi ông đi cưới cái con gà mái không trứng đó về cho con mình. Ông mê nhà nó giầu. Giờ thì ông mở mắt ra chưa. Cháu nội mình đấy mà mình không được nhận.

Hoa gục mặt xuống giường, nước mắt chứa chan. Lời chì chiết của mẹ chồng khiến cô vén được bức màn bí mật. Thì ra, 5 năm về trước, Trường và Tươi đã yêu nhau say đắm. Tươi đã trao thân cho Trường, và cô đã mang thai. Nhưng khi Trường xin bố cưới Tươi cho mình, thì ông Nhân điên cuồng cản phá.

Nhà ông có cửa hàng bách hóa, lại có cái ô tô tải 1,5 tấn, chuyên đi chở hàng cho bà con trong xã nên kinh tế hơn hẳn nhà bố mẹ Tươi, vốn chỉ biết bám vào mấy sào ruộng nên “nghèo rớt mùng tơi”. Mẹ con Trường đã lạy sống ông, rồi họ hàng, và bạn bè đồng niên, đồng ngũ thay nhau đến khuyên giải. Nhưng không ai có thể lay chuyển được ông. Những lời miệt thị của ông Nhân đã đến tai bố mẹ Tươi khiến ông bà nổi giận, trút cả vào Tươi.

Tuyệt vọng, Tươi đã bỏ nhà ra đi khi cái thai trong bụng đã được hai tháng. Tươi đi được nửa năm thì Hoa về làm dâu nhà ông Nhân. Nhà Hoa ở cách làng Phượng chừng mười cây số. Bố Hoa là bạn làm ăn của ông Nhân. Kinh tế hai nhà cũng tương đương nhau. Thoáng chốc đã 5 năm, nhưng Hoa không cho ông bà được một đứa cháu nội.

Tươi bỏ nhà đi khi trong túi không có một đồng. Bây giờ về làng thì giàu có, sang trọng. Đúng là đời người, chẳng biết thế nào!

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm