| Hotline: 0983.970.780

Tiết kiệm thời xăng dầu… tăng giá!

Thứ Tư 23/07/2008 , 08:30 (GMT+7)

Từ chiều, cơ quan như vắng lặng. Ở phòng cuối cùng nghe có vẻ có không khí hơn bởi đã quy tụ tất thảy chị em túm tụm tán chuyện giá xăng tăng như diều… no gió! Gã Sơn “chuột” đi làm muộn hơn thường ngày. Vậy mà, gặp hắn ở cầu thang, trưởng phòng Tuấn không trừng mắt lườm như mọi bận.

Mặt Sơn có vẻ “xanh xao” hơn, hắn ghé vào tai tôi lầm bầm: “Ông tính mỗi tuần đi làm tôi đổ 5 lít xăng, vợ cũng vậy, vị chi là 10 lít, ngốn mất 150 ngàn đồng. Mỗi tháng chỉ riêng “đồ uống" cho xe máy là sáu trăm ngàn đồng. Bây giờ tăng thêm một trăm sáu mươi ngàn đồng nữa. Ông bảo tôi không nghĩ sao được…”?

Phương án than nấu thay… ga

Gần trưa, điện thoại tôi nổi nhạc. Tin vợ nhắn: “Anh về sớm để đi mua than”. Nhìn ra cổng đã thấy xe máy trưởng phòng Tuấn đèn xi nhan bật đỏ loét queọ qua ngã tư. Ổn rồi, tôi vội xuống nhà xe chuồn về trước giờ. Hóa ra, vợ nhắn về đi mua than củi, nàng cũng vừa kịp mua về một chiếc bếp đun than bằng gạch nung để ở góc sân sau nơi thường để phơi quần áo.

Cửa hàng bán than nằm trên trên đường từ Bệnh viện VN-CB Đồng Hới chạy sang chợ Ga đã khá đông. Hình như trưởng phòng Tuấn cũng vừa ở đây ra vì tôi hút thấy tấm biển xe máy có số đuôi 059 chở bao than vừa lẫn vào dòng người trên đường. Cô bán than thì quá xinh và hay cười. Theo ý kiến vợ, tôi mua 2 bao than. “Dạ, anh cho mỗi bao năm mươi ngàn”. “Hôm qua giá là bốn mươi ngàn”- Tôi nói tỏ ra sành sỏi. “Dạ, đó là giá hôm qua, hôm nay tăng thêm mười ngàn đồng mỗi bao anh ạ. Anh đến mua tại chỗ nên có khuyến mãi đấy”.

Nấu bếp than trở nên thịnh hành ở TP Đồng Hới

Nói xong, cô nàng  rút máy điện thoại ra nghe ai đó vừa gọi đến: “Dạ , nhà chị số 407 TN ạ. Em cho chở đến 2 bao ngay. Dạ, sáu mươi ngàn đồng mỗi bao”. Xong đàm thoại, nàng rút ví đưa cho tôi tấm cạc còn thơm mùi mực in: “Hôm sau, hết than anh cứ gọi cho em, không cần phải đến cho vất vả”.

Lặc lè chở được hai bao than về nhà, chưa kịp lau mồ hôi và bụi bặm đã nghe vợ chỉ thị: “Từ nay, chỉ nấu cơm bằng điện thôi. Còn lại canh, chiên, kho cá, nước uống …nấu bằng bếp than để tiết kiệm”. “Em ơi, anh có ý kiến. Nước uống đun bằng bếp than mà pha trà thì mùi nó kinh khủng lắm…”. “Từ ngày mai, khách đến cũng chỉ uống nước đun sôi để nguội…”. Đó là câu nói “nặng nề” nhất của vợ mà tôi nhận được kể từ khi nàng tự nguyện về “nâng khăn sửa túi” cho tôi.

Tối, để tỏ thiện chí, tôi nhỏ nhẹ: “Hay là hai vợ chồng đi làm một xe cho đỡ tốn xăng hả em”. “Cái gì- vợ tôi bật dậy- tôi 6 giờ sáng đã phải đi làm để chở con Bưởi đi học. Ông thì nằm ườn ra đến 8 giờ mới đến cơ quan. Vậy đi một xe làm sao được. Hay là ông muốn thay tôi đi làm sớm, đưa con đi học và chở vợ đến cơ quan”. Tôi đành im re…

Rửa xe là có… ăn tươi!

Khó ngủ cả đêm nên sáng đành dậy sớm. Vừa hé cửa đã nghe tiếng cụ Tâm nhà sát bên càu nhàu gì đó nghe như chuyện nước nôi. Ra hiên nhà nhìn sang thì thấy anh Lực “gầy” đang may ô, quần đùi, người ướt như chuột lũ cười lóe tóe: “Thôi cụ ơi, cho con xin. Sáng nay tranh thủ rửa 3 cái xe máy cho con, nhà con và thằng Cầy. Hôm qua, đầu phố giá rửa xe đã lên tám ngàn đồng rồi. Nay con tranh thủ làm 3 xe coi như tiết kiệm được hai mươi tư ngàn đồng, trưa nói mẹ đĩ mua mấy lạng thịt ba chỉ, luộc lên chấm mắm tôm là sướng nhất, cứ gọi là tươi roi rói. Hé hé…”. Nhà Lực “gầy” tận dụng được cũng phải vì có cái cái giếng nước cũng khá. Không khéo ngày mai, vợ tôi biết chuyện cũng sẽ thêm một mục trong bảng cắt giảm chi tiêu của nhà bằng cách tôi phải đánh trần rửa xe bằng nước giếng!

Trờ xe đến cơ quan, đã thấy Sơn “Chuột” phi đến bằng một chiếc xe đạp đua cao lênh khênh và cũ đến cóc gặm. Hắn toét cười đắc ý: “Chiều qua lùng mãi mới mua được con xe cuốc này đấy, giá bằng một tháng đổ xăng thôi. Từ nay khỏi gặp cô em bán xăng khinh người nhá. Hơ, mà nhà nó còn một chiếc nữa cũng có ý bán, ông có thích thì ra nhanh xem sao…”. Tôi bỏ Sơn “Chuột” lên xe chạy đi. Phen này vợ chỉ có mà…nghiêng mình vì sự tiết kiệm của ông chồng khả kính. Bà chủ nhà trạc tuổi ngũ tuần nhận ra người quen nhưng cũng không vồn vã. Bà lẳng lặng: “Còn một chiếc cũng định bán cho khỏi chật nhà, nhưng ông nhà tôi bảo để lại cho cháu đầu đi làm trong thành phố cho đỡ tốn. Xăng lên dữ quá mà chú…”.

Tôi và Sơn “Chuột” quay về cơ quan. Chẳng có ai nói thêm câu nào. Hình như lúc tối Sơn “Chuột” ngủ ngon? Có lẽ tối nay, tôi lại tiếp tục trằn trọc…

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cảnh báo tình trạng xả nước thải ao tôm ra môi trường

Bạc Liêu cảnh báo tình trạng xả nước thải liên tục từ các ao nuôi tôm ra môi trường, nhất là các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tạo môi trường thuận lợi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp

Cần Thơ Xuất phát từ nông nghiệp, chuyển qua nghiên cứu, sản xuất… vòng tuần hoàn khép kín đã tạo nên những ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gắn với thực tiễn thị trường.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm