| Hotline: 0983.970.780

Làng Saemaul

Thứ Năm 07/08/2008 , 08:00 (GMT+7)

Với chủ trương tạo lập tư duy cần cù, chung sức, sáng tạo cho người nông dân, sau 3 năm triển khai xây dựng mô hình Saemaul (Sê-ma-ưn), những người bạn kết nghĩa từ Hàn Quốc đã mang đến cho xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên một diện mạo nông thôn mới...

Trạm y tế khang trangCuối tháng 7/2008, tôi đến xã La Bằng đúng dịp những người bạn Hàn Quốc đang thực hiện chương trình hoạt động tình nguyện tại đây. Ông Nguyễn Ngọc Thép - Chủ tịch UBND xã cho biết, chương trình hợp tác giữa tỉnh Kieng- sang- buc, Hàn Quốc và tỉnh Thái Nguyên được ký kết cuối năm 2004. Từ đó đến nay, mỗi năm một lần, các bạn đều tổ chức một tua 10 ngày tình nguyện tại La Bằng với nhiều hoạt động khá phong phú.

Tại Trường THCS La Bằng, những sinh viên nước bạn đang tổ chức cho các em thiếu nhi sinh hoạt. Nhóm thì học võ, nhóm tập văn nghệ, nhóm lại học tiếng Hàn...Một số sinh viên Hàn Quốc nói được chút ít tiếng Việt Nam nên sự phối hợp hoạt động dù sao cũng dễ dàng hơn. Em Nguyễn Thị Huế, học sinh lớp 7 cho biết, nếu nói tiếng Việt Nam vẫn chưa hiểu nhau thì 2 bên lại nói bằng tiếng Anh hoặc bằng...tay chân.

Thông qua phiên dịch viên, tôi đã tiếp cận được với trưởng đoàn tình nguyện, ông Shin- joon- sup (Giáo sư ĐH Quốc gia Vo- lun- ter, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Saemaul Hàn Quốc). Ông Shin- joon- sup cho biết, Saemaul là một nền văn hóa, một phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai tại Hàn Quốc từ những năm 70 thế kỷ trước.

Hiệu quả là Saemaul đã làm thay đổi cục diện lạc hậu của nông thôn Hàn Quốc, dần dà chương trình được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sồng sống xã hội. Sự lớn mạnh về mọi mặt của đất nước Hàn Quốc hôm nay được khẳng định là do hiệu quả triển khai Saemaul. Lý giải nguyên nhân chọn lựa xã La Bằng, huyện Đại Từ làm địa bàn triển khai chương trình, Giáo sư Shin- joon- sup cho biết, phía tỉnh Kieng- sang- buc đã tìm hiểu rất nhiều địa phương của Việt Nam rồi mới quyết định "chọn mặt gửi vàng". Mục tiêu quan trọng của Saemaul là tạo lập cho người dân tư tưởng cần cù, đoàn kết, sáng tạo nên việc chọn lựa địa bàn xây dựng Saemaul phải có yếu tố con người đi kèm. 

Là nơi ra đời tổ chức cơ sở Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên thì đất và người La Bằng có nhiều điều kiện để phát triển mô hình. Qua 3 năm triển khai, đến nay tỉnh Kieng- sang- buc đã tài trợ cho xã La Bằng 45.000USD xây dựng trạm y tế, 100.000USD xây dựng trưởng tiểu học, 115.000USD xây dựng nhà văn hóa thôn Rừng Vần. Ngoài ra, phía bạn còn chi tiền xây dựng 3km đường bê tông, 500m kênh mương, cải tạo đường điện, tài trợ máy móc phục vụ SXNN, mua sắm thiết bị cho các trường học...Với thời gian xây dựng mô hình trong vòng 10 năm, tỉnh Kieng- sang- buc sẽ tiếp tục tài trợ cho địa phương hoàn thiện các công trình trên...

thắt chặt tình đoàn kết Việt - HànTại Trạm y tế xã, những cán bộ đang khẩn trương dọn dẹp, làm vệ sinh chuẩn bị đón đoàn tình nguyện của nước bạn tiến hành khám chữa bệnh cho người dân vào ngày hôm sau. Bà Lục Thị Hồng Điệp- Trạm trưởng cho biết, với việc được đầu tư xây dựng nhà cửa và trang bị các máy móc thì Trạm y tế xã La Bằng đang là đơn vị khang trang nhất, hiện đại nhất trong hệ thống các trạm y tế của Thái Nguyên. Những năm trước, khi chưa được xây dựng, trạm là nhà tranh vách đất, cán bộ phải chen chúc, chui xuống gầm bàn tránh mưa gió. Ngay sau khi được đầu tư, La Bằng đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở.

Ông Đỗ Xuân Đan- xóm Rừng Vần nhận xét, không chỉ đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, qua các lớp tập huấn của chương trình xây dựng mô hình Saemaul, nhân dân còn được mở mang nhận thức về xây dựng nông thôn mới, được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Rõ ràng, các bạn Hàn Quốc đã giúp người dân địa phương thấy được vai trò của sự đoàn kết, tính cần cù trong phát triển kinh tế. Đó chính là “cái cần câu” mà bấy lâu nay người ta kiếm tìm.

Ông Nguyễn Đức Mậu- PCT UBND huyện Đại Từ đánh giá, những công trình được xây dựng đã tác động đến hệ tư tưởng, làm thay đổi tư duy, chuyển biến nhận thức của người dân về phát huy nội lực, tự giác xây dựng quê hương. Ông Mậu khẳng định, từ mô hình Saemaul mà hiện nay việc huy động vốn đối ứng tại địa bàn xã La Bằng để làm các công trình công cộng đã được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình hơn hẳn.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.