| Hotline: 0983.970.780

1.255 nông dân thống nhất khởi kiện Vedan

Thứ Ba 29/06/2010 , 07:15 (GMT+7)

Từ nay đến 20/7, các hộ dân sẽ hoàn thiện thủ tục ủy quyền để các luật sư thay mặt họ khởi kiện Vedan, đòi bồi thường đủ 53 tỉ đồng.

Nước thải chưa qua xử lý của Công ty Vedan Việt Nam xả thẳng ra sông Thị Vải

Các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thống nhất sẽ khởi kiện Công ty cổ phần hữu hạn Vedan (gọi tắt là Công ty Vedan) đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai ra tòa sau cuộc họp chiều ngày 28/6.

Sẽ có nhiều luật sư được mời để làm đại diện, thay mặt cho 1.255 nông dân huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, khởi kiện Công ty Vedan do hành vi xả thải của Công ty ra sông Thị Vải, đã ảnh hưởng trực tiếp người dân nuôi trồng, đánh bắt hải sản và làm muối của huyện.

Từ nay đến ngày 20/7 tới, các cơ quan chức năng và người dân bị thiệt hại sẽ hoàn thiện thủ tục về ủy quyền làm cơ sở pháp lý, để các luật sư chính thức thay mặt các hộ dân trên khởi kiện Công ty Vedan đòi bồi thường đủ 53 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Văn Hiến, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết theo Bộ luật tố tụng dân sự, trong trường hợp này, 1.255 hộ dân trên có thể cùng ủy quyền cho một số lượng luật sư nhất định để khởi kiện Công ty Vedan, chứ không cần phải tách ra làm 1.255 vụ kiện như nhiều người lầm tưởng ban đầu.

Tính từ ngày Công ty Vedan bị các cơ quan chức năng phát hiện xả trộm nước thải ra sông Thị Vải, vào ngày 12/9/2008, đến nay chưa đầy hai năm. Vì vậy, thời hiệu vẫn còn và Tòa án Nhân dân huyện Tân Thành có đủ thẩm quyền thụ lý, xét xử vụ án.

Ngày 9/4 vừa qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có công văn yêu cầu Công ty Vedan bồi thường cho 1.255 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại số tiền 53 tỉ đồng.

Tuy nhiên, ngày 1/6, Công ty Vedan gửi công văn lại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho rằng thiệt hại của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh chỉ là 3,6 tỉ đồng, nhưng công ty này đã “hào phóng” trả cho nông dân của tỉnh lên thành 10 tỉ đồng!

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.