| Hotline: 0983.970.780

Ai đủ sức theo nghề osin?

Chủ Nhật 03/12/2017 , 16:05 (GMT+7)

Hiện nay, osin đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu tại một số gia đình. Ngược lại, nghề này cũng mang lại thu nhập đáng kể cho những người phụ nữ giúp việc nhà. Như bất cứ công việc nào khác, làm osin cũng có nhiều niềm vui lẫn nỗi buồn.

09-14-45_trng_11
Ảnh minh họa

Nhà có mảnh ruộng nhỏ nhưng quanh năm mất mùa. Chồng lại đau yếu, 2 con còn nhỏ nên khi có người giới thiệu, chị Mơ quyết định rời quê, lên thành phố giúp việc nhà cho nhà bà Hợi, một gia đình giàu có. Chị đã tưởng nếu chăm chỉ, cố gắng làm việc thì sẽ được lòng nhà chủ để có thể an tâm với “nghề”, có tiền gửi về quê cho gia đình

Song, khác với những gì chị tưởng tượng, nghề osin không chỉ cực về thể xác mà còn khổ về tâm lý. Một ngày làm việc của chị Mơ bắt đầu từ khi trời còn tối mịt. Chị phải dậy đi chợ sớm mua thức ăn cho rẻ mà ngon (theo lời bà chủ). Về nhà, chị phải vào bếp tất bật chuẩn bị bữa sáng, cà phê, trà nước...

Sau đó, chị quay sang giúp việc cho con gái bà chủ là cô Tuyết. Dù chăm sóc em bé không phải công việc của osin, nhưng Tuyết thường xuyên sai chị pha sữa, thay bỉm, rửa ráy, tắm táp, giặt giũ… cho bé.

Tuy đã được hướng dẫn sử dụng bếp ga, máy giặt, máy hút bụi,… nhưng chị Mơ chưa thể quen ngay. Nếu như cứ để chị tập dần thì từ từ sẽ quen và thành thạo. Đằng này bà Hợi cứ đứng bên cạnh dò xét khiến chị lúng túng. Thấy chị loay hoay, bà nguýt ngắn nguýt dài rồi nói chị nhà quê, lạc hậu, có tí chừng đó mà học mãi không được nên sau đó, ngoài bếp ga, bà cấm chị động vào máy giặt, máy hút bụi… Cả căn biệt thự rộng hàng ngàn m2, ngày nào chị cũng bị bắt phải lau dọn 2 lần bằng giẻ, không được sử dụng cây lau nhà hay máy hút bụi. Quần áo của 5 người trong nhà thay ra không được dùng máy giặt, mà phải giặt bằng tay, kể cả đồ lót. Rồi chị phải biết phân biệt loại nào phải giặt chung, giặt riêng, loại nào phải ủi, loại nào không được dùng bàn là…

Vừa xong việc quét dọn là đến giờ chuẩn bị bữa trưa. Hôm nào cũng có món Tàu, món Tây do đầu bếp riêng đến nhà chế biến. Chị Mơ chỉ là người sai vặt nhưng cũng tất bật lên xuống. Vậy mà vẫn bị bà Hợi đi theo xét nét, chê bai với những lời lẽ khinh miệt khiến chị rất xấu hổ.

Nhưng đó chưa phải tất cả. Đến bữa, người giúp việc luôn phải ăn sau cùng, khi cả nhà ăn xong. Có gì ngon lành còn trên bàn thì họ đem cất vào tủ lạnh, dù sau đó cũng đổ vào thùng rác. Chị Mơ chỉ được ăn những thức ăn thừa còn lại. Dọn dẹp xong thì chị Mơ lại quay sang công việc buổi chiều.

Tối đến, dù rã rười sau một ngày làm việc cật lực, chị Mơ vẫn bị bà chủ sai xoa bóp chân tay, khi thì Tuyết kêu vào trông cháu cho vợ chồng cô ta đi chơi… Mãi đến hơn 12 giờ đêm, chị mới được đặt lưng xuống giường.

Dù nhẫn nhịn và hết sức cố gắng, chị Mơ vẫn luôn bị bà Hợi xét nét, cô Tuyết mắng mỏ, miệt thị… mỗi khi không hài lòng. Gắng gượng được 2 tháng, chị Mơ xin nghỉ việc. Sau đó, bà Hợi phải tìm osin khác. Nhưng đã thay 5 người nhưng không ai chịu được quá 3 ngày. Lúc này, bà mới thấy tiếc chị osin tên Mơ.

Tuy vậy, không phải osin nào cũng vất vả như vậy.

Có thâm niên làm osin, thạo việc nên Lam luôn được săn đón. Giúp việc cho chị Liên, Lam thường khoe mình sướng, được chủ nhà cưng chiều.

Đúng là Lam sướng. Buổi sáng, thay vì vào bếp nấu ăn, Lam chỉ việc ra ngoài mua vài món điểm tâm cho cả nhà. Sau đó, vợ chồng chị Liên đi làm, cô bé 4 tuổi đến lớp. Còn Lam, do nhanh nhẹn nên nhoáy một cái là giải quyết xong mấy việc nhà như đi chợ, lau nhà, giặt dũ… Thời gian còn lại, cô có thể thoải xem tivi, nghe nhạc, dạo phố, tán gẫu… và “chén” bất cứ thứ gì trong tủ lạnh…Chiều, cô nấu mấy món ăn đơn giản rồi dọn dẹp là xong việc. Tối, Lam được tự do.

Ngoài mức lương cố định 5 triệu đồng, thỉnh thoảng, chị Liên cho Lam những bộ quần áo, giày dép, túi xách… lỗi mốt, để vừa dùng vừa đem về quê.

Sướng vậy nhưng đôi khi Lam làm cao, nhỏ to với chủ rằng trong khu chung cư, nhà nọ nhà kia muốn “mời” cô về… khiến chị Liên phải hứa hẹn là sẽ tăng lương, thưởng… Chị Liên sợ osin phật ý, đòi đi làm cho nhà khác thì... nguy to vì bây giờ tìm được osin rất khó.

Thiết nghĩ, cả chủ nhà và osin đều cần nhau. Chủ nhà cần tử tế, osin nên chăm chỉ, thật thà… Có như vậy mới giữ được mối quan hệ lâu dài.

(Kiến thức gia đình số 47)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm