| Hotline: 0983.970.780

Amazon tăng trưởng thần tốc giữa những rủi ro như thế nào?

Thứ Sáu 11/03/2022 , 15:31 (GMT+7)

Amazon từ một cửa hàng sách trực tuyến tăng trưởng thần tốc thành một công ty trị giá ngàn tỷ đô la Mỹ, đã chấp nhận và vượt qua rủi ro rất ngoạn mục.

Cuốn sách giải mã thương hiệu toàn cầu Amazon.

Cuốn sách giải mã thương hiệu toàn cầu Amazon.

Amazon của tỷ phú 58 tuổi Jeff Bezos có những sự tăng trưởng thần tốc là một bí ẩn đối với công chúng. Amazon tăng trưởng thần tốc giữa bối cảnh sụp đổ của vô số những công ty công nghệ khác, có thể đánh giá như thế nào? Liệu thông qua 21 lá thư của Jeff Bezos gửi cổ đông từ năm 1997 đến năm 2018, sẽ hiểu được quá trình Amazon tăng trưởng thần tốc không?

Xuất phát từ những thắc mắc ấy, teve Anderson đã viết cuốn sách “14 nguyên tắc tăng trưởng thần tốc như Amazon” như cẩm nang xây dựng và phát triển doanh nghiệp cho các nhà lãnh đạo thông qua một lăng kính vô cùng đặc biệt, mang tên rủi ro.

Khởi đầu từ một ý tưởng ban sơ về cửa hàng sách trực tuyến, Amazon nhanh chóng lớn mạnh, trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới dựa trên vốn hóa thị trường, từng vượt qua cả các ông lớn như Apple, Microsoft, và Google. Đây cũng là công ty đạt mức doanh thu 100 tỷ đô-la Mỹ nhanh nhất trong lịch sử, và là một trong số ít công ty được định giá một ngàn tỷ đô thời đó. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi Amazon là nguồn cảm hứng, và là đề tài nghiên cứu của nhiều chuyên gia kinh tế.

Steve Anderson đã dùng kinh nghiệm có được qua hơn 30 năm nghiên cứu về rủi ro trong kinh doanh của mình, để giải mã công thức đã giúp Amazon tăng trưởng thần tốc, và trở thành công ty đạt mức doanh thu 100 tỷ đô la nhanh nhất trong lịch sử.

Thông qua hành trình phân tích 21 lá thư Jeff Bezos – CEO của Amazon đã gửi cho các cổ đông hàng năm, Steve Anderson đã chắt lọc được những yếu tố quan trọng và nhất quán, tạo thành danh sách gồm 14 nguyên tắc tăng trưởng của Amazon thông qua tầm nhìn của Jeff Bezos – một “bậc thầy về rủi ro”.

Trong khi các doanh nghiệp đều xem rủi ro là điều tồi tệ và cố gắng hạn chế tới mức thấp nhất, thì Bezos lại nhìn nhận rủi ro theo hướng tích cực, xem chúng như đòn bẩy cho sự khởi sắc trong kinh doanh, bởi theo vị lãnh đạo này, “doanh nghiệp của bạn sẽ chẳng thể tăng trưởng nếu không sẵn sàng mạo hiểm chấp nhận rủi ro”.

Với tư duy ấy, Jeff Bezos đã từng mạo hiểm vay 300.000 USD từ bố mẹ để khởi nghiệp, thành lập một cửa hàng sách trực tuyến khi không ai biết một cửa hàng sách trực tuyến là gì. Tinh thần này cũng được duy trì tại Amazon cho tới nay với tên gọi "tinh thần Ngày đầu tiên" - ám chỉ sự khéo léo, sáng tạo, đặc thù, và sự sẵn sàng đi theo con đường riêng.

“Chấp nhận rủi ro một cách ngẫu nhiên và nuôi hy vọng chiến thắng sẽ chẳng khác nào gieo xúc xắc hoặc quay bánh xe may mắn – bạn sẽ chẳng thể nào biết được chuyện gì sắp xảy đến hoặc khi nào bánh xe ngừng quay”, tác giả Steve Anderson chia sẻ.

Chuyên gia phân tích kinh tế Steve Anderson.

Chuyên gia phân tích kinh tế Steve Anderson.

Luôn mang trong mình tư duy tích cực về rủi ro trong kinh doanh như thế không đồng nghĩa với việc Jeff Bezos chưa từng thất bại, hay như một số người vẫn thường nói, “anh ấy là người giàu nhất thế giới kia mà”, nên dăm ba lần thất bại cũng chẳng đáng là bao. Chỉ là Jeff Bezos đã luôn tiếp nhận những rủi ro một cách có chủ ý, và những kế hoạch cũng đã được chuẩn bị kỹ càng, để dù thất bại có xảy ra thì Jeff Bezos cũng sẽ biến chúng trở thành “thất bại thành công”.

Amazon đã trải qua không ít những mất mát đáng kể, tiêu tốn đến hàng triệu đô la Mỹ, điển hình là mô hình đấu giá Amazon Auctions, nền tảng bán hàng cho bên thứ ba zShops hay dự án Fire Phone đã lấy đi 178 triệu đô của công ty. Với Jeff Bezos, dĩ nhiên thất bại cũng chẳng có gì vui, nhưng đây cũng không phải là vấn đề quá quan trọng. Trên hết là đội ngũ Amazon đã học được bài học đáng giá gì từ những thất bại đó để tạo tiền đề cho các dự án khác thành công.

Nhờ có thất bại ở zShops mà Amazon có được phát minh đáng giá hàng tỷ đô la Mỹ mang tên Amazon Marketplace. Nhờ có thất bại mang tên Fire Phone mà Amazon kiếm về doanh thu hàng tỷ đô khi nghiên cứu chuyển đổi Fire Phone thành phần cứng Echo và Alexa. Đó chính là những minh chứng rõ ràng nhất cho việc mạo hiểm với tư duy "thất bại thành công" đến từ “bậc thầy về rủi ro” Jeff Bezos.

Đặc biệt, trong quá trình phân tích 21 lá thư gửi cổ đông, Steve Anderson cũng nhận thấy một chu kỳ tăng trưởng có tính lặp lại đã được Jeff Bezos áp dụng vào hầu hết mọi nỗ lực, đó là: Thử nghiệm, Thiết lập, Tăng tốc, và Mở rộng quy mô. Ứng với từng chu kỳ là những nguyên tắc khác nhau và có thể nói là có giá trị bất biến theo dòng chảy của thời gian.

Không cần phải sở hữu doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô la Mỹ mới có thể áp dụng những nguyên tắc tăng trưởng của Amazon để thành công, bởi như Steve Anderson đã chia sẻ “chấp nhận rủi ro một cách có chủ ý là một tư duy, và nó không tùy thuộc vào việc bạn có bao nhiêu tiền”.

“14 Nguyên tắc tăng trưởng thần tốc như Amazon” không phải là cuốn sách sẽ giúp doanh nghiệp trở thành Amazon thứ 2, hoặc nếu có thì đó cũng không hẳn là mục tiêu chính. Quan trọng hơn, cuốn sách trao cho độc giả cơ hội trải nghiệm những hướng dẫn cặn kẽ nhất trong kinh doanh từ một người “đặc biệt nổi bật trong những người thầy giỏi” theo cách Jeff Bezos đã làm được với Amazon.

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm