| Hotline: 0983.970.780

Angola chưa nhận lao động phổ thông

Thứ Ba 19/03/2013 , 08:49 (GMT+7)

Đó là khẳng định của ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) với PV NNVN trước thông tin nhiều công ty, cá nhân dùng chiêu trò mời chào người lao động sang Angola làm việc với mức lương từ 1.000 - 1.200 USD/tháng.

Đó là khẳng định của ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) với PV NNVN trước thông tin nhiều công ty, cá nhân người Việt Nam và nước ngoài dùng các chiêu trò mời chào người lao động (NLĐ) sang Angola làm việc trong ngành xây dựng và cơ khí với mức lương từ 1.000 - 1.200 USD/tháng.

Theo ông Hải, đây là trò lừa đảo bởi hiện nay, Cục chưa cho phép DN nào được đưa lao động phổ thông sang làm việc tại nước này. Hiện chỉ có các chuyên gia y tế, nông nghiệp và giáo dục của Việt Nam đang làm việc tại Angola là đi theo các thỏa thuận về hợp tác lao động ký giữa hai Chính phủ từ nhiều năm trước.


Cơ quan chức năng đang tư vấn cho lao động VN muốn sang nước ngoài làm việc

Thông thường, những đối tượng lừa đảo này chỉ giúp NLĐ nhập cảnh Angola bằng thị thực lao động. Nhưng khi đến Angola, họ không được làm việc cho Cty (vì theo quy định của Angola, lao động nước ngoài chỉ được phép làm việc cho Cty có tên trong thị thực nhập cảnh). Không có việc làm ổn định và mức lương như đã hứa hẹn nên đành chấp nhận môi trường làm việc không an toàn, nhiều dịch bệnh. Riêng trong năm 2012, có gần 20 lao động VN tử vong vì tai nạn lao động và dịch bệnh tại Angola.

Theo Bộ Công an, từ năm 2006 - 2009, đã có trên 5.400 người chấp nhận vay mượn tiền để được hứa lo thủ tục đi làm việc ở các thị trường lương cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia... Còn theo Tòa án Nhân dân tối cao, từ năm 2007 - 6/2010, các tòa đã xét xử 111 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan tới XKLĐ.

Thủ đoạn hoạt động của tội phạm trong lĩnh vực này rất linh hoạt. Chúng thường làm giả hồ sơ, hợp đồng lao động đi làm việc tại nước ngoài có dấu giả và chữ ký của lãnh đạo Cục QLLĐNN hoặc Trung tâm Lao động ngoài nước để tạo lòng tin của NLĐ. Không chỉ giả danh cán bộ của DN XKLĐ về tận các vùng quê để tuyển người, một số đối tượng còn thông qua các trang mạng để lừa NLĐ.

Đại diện Cục QLLĐNN khuyến cáo, để tránh bị lợi dụng, NLĐ khi nhận được thông tin tuyển chọn hoặc có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nói chung và đi Angola nói riêng, có thể liên hệ với Cục QLLĐNN theo số ĐT 043.8249517 (bấm tiếp số máy lẻ 511, 601, 312 hoặc 302); Văn phòng hỗ trợ lao động ngoài nước số máy 043.9366633; Sở LĐ-TB&XH địa phương; Trung tâm Giới thiệu việc làm địa phương hoặc truy cập website dolab.gov.vn và hotrolaodongngoainuoc.org để biết thông tin chi tiết về các thị trường lao động, danh sách và địa chỉ DN được cấp phép hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; danh sách các hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đã được Cục thẩm định cho phép thực hiện.

NLĐ có thể yên tâm khi thông qua một số “kênh” thông tin từ chính các Cty được cấp giấy phép XKLĐ, từ Cục QLLĐNN (các chương trình dịch vụ công), hoặc Sở LĐ-TB&XH địa phương. Nếu lao động có trình độ tay nghề tốt, ngoại ngữ tốt, kinh nghiệm tốt thì có thể giao kết hợp đồng cá nhân trực tiếp với chủ sử dụng lao động ở nước ngoài.

Cục đang tập hợp ý kiến của DN và phối hợp với cơ quan ngoại giao VN tại khu vực này để xem xét, đánh giá để làm tờ trình. Nếu an toàn thì Cục sẽ cấp giấy phép để DN XKLĐ trong thời gian nhanh nhất.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mỗi hợp tác xã cần có thương hiệu

TRÀ VINH Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần xây dựng thương hiệu cho HTX. Làm sao mỗi nhà các thành viên HTX đều có bảng thông tin về HTX của mình để họ yêu quý, chăm chút cho HTX.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.