| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn khó giải quyết những dự án bỏ hoang?

Thứ Ba 30/08/2022 , 07:29 (GMT+7)

Bắc Kạn có nhiều dự án đầu tư ngàn tỷ đã “đắp chiếu”, khiến hàng trăm hecta đất bị chủ đầu tư dự án bỏ hoang gây lãng phí nhưng khó thu hồi

Thiệt thòi trước tiên là những người dân mất đất

Từ năm 2006, tại khu cánh đồng trung tâm của xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn (nay là phường Xuất Hóa, thành phố Bắc Kạn), hơn 6 ha đất ruộng của người dân bị thu hồi để xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô. Nhưng cũng từ đó đến nay nhà máy bị bỏ hoang, không tạo ra việc làm, cũng không đem lại nguồn thu cho địa phương.

Bà Thanh, một người dân tại đây không khỏi chua xót nói: Vì dự án ban đầu hứa hẹn sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân mất đất và người dân địa phương, nhưng kỳ vọng đổi đời sẽ mãi không thành sự thật. Mà hiện thực là những hộ gia đình bị mất đất giờ phải tìm đủ mọi cách sinh nhai, chạy ăn từng bữa để kiếm sống.

Tralas (2)

Nhà máy ô tô Tralas không hoạt động sản xuất từ năm 2006 đến nay. Ảnh: Toán Nguyễn.

Năm 2007, Công ty THH Vạn Lợi (có địa chỉ tại Hà Nội) được UBND tỉnh Bắc Kạn chấp thuận cho đầu tư Khu liên hợp gang thép công suất 250.000 tấn/năm và Nhà máy nung tuyển quặng sắt công suất 600.000 tấn/năm với tổng mức đầu tư là hơn 1.030 tỷ đồng. Dự án được xây dựng tại Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mớivới diện tích được cấp là hơn 17,7ha.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng thời điểm đó, đại diện của doanh nghiệp quảng cáo xây dựng nhà máy tại Bắc Kạn và sẽ đưa thương hiệu thép Vạn Lợi lên hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, hướng tới xuất khẩu thép ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra khi hoạt động sẽ đảm bảo việc làm ổn định cho khoảng 1.200 công nhân địa phương.

Nhưng đã 12 năm trôi qua, đây vẫn là khu đất bỏ hoang, doanh nghiệp nợ thì thuế, phí tiền tỷ kéo dài. Trước khi dừng toàn bộ hoạt động, dự án thép Vạn Lợi cũng đã kịp nợ tới hơn 1.000 tỷ tiền vốn vay của Ngân hàng BIDV.

Ông Hoàng Văn Khởi, Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn cho biết: Hơn 17ha đất thực hiện dự án thép Vạn Lợi đang bị bỏ hoang phí, nhưng vẫn chưa thể thu hồi đất vì liên quan đến việc xử lý tài sản trên đất. Tỉnh Bắc Kạn đang phải phối hợp với ngân hàng BIDV và cũng như Thi hành án Hà Nội để giải quyết dứt điểm dự án này, để tráng lãng phí quỹ đất. Trong khi đó, hiện nay có nhiều nhà đầu tư xin đăng ký hoạt động sản xuất, nhưng khu công nghiệp Thanh Bình không còn quỹ đất để cấp nữa.

KCN Thanh Bình (5)

Nhà nước khó thu hồi 17ha đất của dự án nhà máy thép Vạn Lợi do là tài sản thế chấp BIDV với khoản nợ hơn 1.000 tỷ đồng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Khó thu hồi dự án do đâu?

Tại tỉnh Bắc Kạn hiện có hàng chục dự án bỏ hoang, hoặc chậm triển khai hoạt động như đăng ký, khiến hàng trăm hecta đất không phát huy hiệu quả. Phần lớn đất đã giao cho doanh nghiệp đang thế chấp tại ngân hàng, một số đã bị các quan pháp luật thụ lý do hoạt động kinh tế phi pháp,... Đó được cho là những nguyên nhân khiến việc thu hồi đất từ những dự án kém hiệu quả nói trên gặp nhiều khó khăn.

Ông Đinh Quang Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Kạn thông tin: Khó nhất là không phải chỉ liên quan đến mỗi luật đất đai, vấn đề tài sản của nhiều bên, thế chấp ngân hàng nên rất khó để thu hồi đất cho các nhà đầu tư khác. Đây là hạn chế mà chúng tôi cần phối hợp tốt hơn với khối tư pháp để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ này.

Ngọc Linh (2)

Nhà máy chì, kẽm của Công ty TNHH Ngọc Linh, con nợ ngân hàng lên đến hơn 2.300 tỷ đồng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Trước những năm 2010, thị xã Bắc Kạn trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư ít tên tuổi và không có năng lực tài chính, kinh nghiệm trong chính lĩnh vực mà họ đến đăng ký. Các doanh nghiệp đến đã xây dựng ra những dự án “bánh vẽ” ngàn tỷ, nhưng sau khi đã vay vốn thì lẳng lặng rút lui và bỏ lại những khoản nợ lên tới cả trăm tỷ, ngàn tỷ cho ngân hàng.

Hệ lụy của những dự án đó là việc Nhà nước không thu được thuế phí, đất đai bỏ hoang lãng phí hàng chục năm, còn người dân địa phương thì thiếu đất sản xuất. Nhất là những người trước đây nhượng lại đất nông nghiệp cho các doanh nghiệp xây dựng nhà máy, với lời hứa sẽ tạo điều kiện cho lao động địa phương, ưu tiên những hộ mất đất có công ăn, việc làm và thu nhập cao.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.