| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu phát triển sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương

Thứ Ba 23/11/2021 , 09:02 (GMT+7)

Tỉnh Bạc Liêu xác định xây dựng các sản phẩm OCOP từ các sản phẩm nông nghiệp vẫn là thế mạnh của địa phương, bên cạnh đó là các sản phẩm từ làng nghề.

Sản phẩm OCOP Thanh nhãn của TP Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Sản phẩm OCOP Thanh nhãn của TP Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Sản phẩm nông nghiệp

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay tỉnh Bạc Liêu đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tạo cơ hội cho nông sản khẳng định vị thế trên thị trường. Cụ thể, Bạc Liêu có 68 sản phẩm OCOP được công nhận và đánh giá từ 3 - 4 sao, bên cạnh những sản phẩm OCOP trong lĩnh vực nông - thủy sản, các địa phương còn gắn với các nghề, làng nghề truyền thống.

Vĩnh Lợi được xem huyện thuần nông của tỉnh Bạc Liêu, khi bắt đầu xây dựng Chương trình OCOP, huyện đã xác định xây dựng từ sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh. Qua đó, tích cực tổ chức triển khai thực hiện Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2019 - 2020, 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn.

Đến nay, huyện hiện có 6 sản phẩm được Hội đồng OCOP cấp tỉnh đánh giá đạt từ 3 - 4 sao. Trong đó có 5 sản phẩm OCOP đạt 3 sao gồm: khô cá kèo Kiều Hạnh, rượu vang sơ-ri Lâm Vũ, khô cá kèo Xuân Thảo, khô cá lóc Xuân Thảo, mắm cá đồng không xương Xuân Thảo và một sản phẩm đạt 4 sao là muối tinh Bạc Liêu.

Ông Từ Minh Phúc, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lợi, cho biết, với lợi thế về điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện như: gạo Tài nguyên, ổi hồng sen, táo sạch thị trấn Châu Hưng, năn bộp Vĩnh Hưng A, bồn bồn xã Châu Hưng A, tôm khô, cá khô, mắm, khô trâu, khô heo, chả lụa… có khả năng xây dựng và phát triển thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương.

Thực tế cho thấy, không chỉ riêng huyện Vĩnh Lợi, từ nguồn nguyên liệu sẵn có, người dân các địa phương trong tỉnh đã mạnh dạn nghiên cứu, chuyển đổi mô hình sản xuất, chăn nuôi và cho ra đời nhiều loại sản phẩm phong phú về khẩu vị. Không dừng ở đó, các địa phương còn hướng đến xây dựng sản phẩm OCOP cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đan đát, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Đến nay, tỉnh Bạc Liêu có 68 sản phẩm OCOP được công nhận và đánh giá từ 3 - 4 sao. Ảnh: Trọng Linh.

Đến nay, tỉnh Bạc Liêu có 68 sản phẩm OCOP được công nhận và đánh giá từ 3 - 4 sao. Ảnh: Trọng Linh.

Các sản phẩm làng nghề

Từ sự lan tỏa của chương trình, nhiều nông sản, sản phẩm làng nghề, đặc trưng của địa phương đã được các chủ thể đầu tư, phát triển sản xuất trở thành sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người dân.

Tỉnh Bạc Liêu hiện có 10 làng nghề truyền thống lâu đời như: Nghề đan đát, dệt chiếu, rèn dao, mộc… tập trung nhiều ở huyện Hồng Dân và Phước Long.

Ông Nguyễn Văn Thới, Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân, chia sẻ: Năm 2021, huyện Hồng Dân lên kế hoạch xây dựng 5 sản phẩm, đạt chứng nhận sản phẩm OCOP, chủ yếu là các mặt hàng nông sản đặc trưng (khô trâu và các loại khô cá đồng), bên cạnh đó, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ các làng nghề truyền thống của địa phương.

“Theo đó, các doanh nghiệp, HTX, được Tổ giúp việc xây dựng sản phẩm OCOP của huyện Hồng Dân hướng dẫn làm thủ tục để tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP. Đối với những hộ cá thể, huyện Hồng Dân chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ về mặt thủ tục để được bình chọn, đánh giá, sau đó đưa lên Hội đồng OCOP tỉnh đánh giá, xếp hạng và gắn sao công nhận”, ông Thới cho biết.

Xác định công tác xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, do đó, trong thời gian tới, việc khai thác và phát huy hiệu quả Chương trình OCOP sẽ được các địa phương tập trung thực hiện quyết liệt. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo sức bật trong xây dựng nông thôn mới.

Ông Phạm Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.                              Cùng với xây dựng sản phẩm OCOP, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm OCOP đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ trí tuệ. Ngoài ra, các sản phẩm ở các làng nghề truyền thống cũng có thể là các sản phẩm du lịch phục vụ du khách đến tham quan tại Bạc Liêu. Thông qua các hội chợ, triển lãm và hoạt động xúc tiến thương mại được tỉnh tổ chức, phối hợp tổ chức đã tạo động lực để những sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, tăng doanh thu, lợi nhuận và ổn định sản xuất, việc làm cho người lao động ở nông thôn.

Ông Phạm Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.                              Cùng với xây dựng sản phẩm OCOP, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm OCOP đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ trí tuệ. Ngoài ra, các sản phẩm ở các làng nghề truyền thống cũng có thể là các sản phẩm du lịch phục vụ du khách đến tham quan tại Bạc Liêu. Thông qua các hội chợ, triển lãm và hoạt động xúc tiến thương mại được tỉnh tổ chức, phối hợp tổ chức đã tạo động lực để những sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, tăng doanh thu, lợi nhuận và ổn định sản xuất, việc làm cho người lao động ở nông thôn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.