| Hotline: 0983.970.780

'Bác sĩ khùng' mang quân hàm xanh của ngư dân Hải Vân

Thứ Tư 09/05/2018 , 14:15 (GMT+7)

Mười năm qua, người dân làng biển Kim Liên, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đã quá quen với hình ảnh người y sĩ mang quân hàm xanh ở Đồn Biên phòng Hải Vân. Nhiều người vẫn gọi đùa anh là bác sĩ…khùng bởi những việc làm chẳng giống ai.

15-36-19_nh_1
Mười năm nay, y sĩ Ninh Công Khánh vẫn miệt mài chăm sóc sức khỏe cho người dân làng biển Kim Liên


Niềm vui

Đầu giờ chiều, ông Trần Đức Hai (62 tuổi, trú tổ 12, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) khó nhọc chống lưng, bước đôi chân tập tễnh đến Nhà sinh hoạt cộng đồng, Khu dân cư văn hóa biển Kim Liên, tìm đại úy, y sĩ Ninh Công Khánh cầu cứu. Hơn 40 năm dọc ngang khắp các vùng biển để tìm tôm cá, sức khỏe của ông đang có dấu hiệu đi xuống.

“Hôm qua tham gia kéo mẻ lưới ngay cửa biển, không ngờ cái lưng và chân, tay đau dữ dội. Phải chạy ra nhờ anh Khánh xem thế nào chứ cứ đà này làm sao mà lên thuyền đi làm ăn tiếp đây”, ông Hai lo lắng. Sau gần nửa giờ nằm yên trên chiếc giường xếp và được anh Khánh chăm sóc, điều trị bằng phương pháp đông y, ông Hai đứng phắt dậy, vươn vai. “Hết đau rồi, đã quá anh Khánh ơi”, ông mừng rỡ.

Y sĩ Khánh là cán bộ quân y của Đồn Biên phòng Hải Vân làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương tại đây từ năm 2008. Phần lớn người dân nơi đây đều sống bằng nghề đi biển, số còn lại cũng là lao động phổ thông nên đời sống vẫn còn nhiều khó khăn. Những cơn đau về xương khớp, cột sống trở thành nỗi ám ảnh, hành hạ họ mỗi ngày, đặc biệt là người lớn tuổi.

Phòng khám quân dân y trở thành điểm đến cần thiết, kịp thời giải tỏa những cơn đau mà người dân phải đối mặt. Cứ đều đặn các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, những bệnh nhân tập trung trước nhà sinh hoạt cộng đồng để được chăm sóc sức khỏe. “Chúng tôi ở đây vừa xa trung tâm, lại vừa khó khăn, thiếu thốn. Nên cứ trong người cảm thấy khó chịu, đau nhức là đi tìm chú Khánh ngay”, bà Trần Thị Nông (59 tuổi, trú tổ 12, phường Hòa Hiệp Bắc) chia sẻ.

5 năm nay, bà Nông là bệnh nhân quen thuộc của phòng khám quân dân y. Căn bệnh gai cột sống cổ, lưng, viêm khớp do những tháng năm dầm mình trong nước biển và lao động nặng nhọc đã khiến bà khổ sở lúc về già. Phương pháp điều trị tác động cột sống, vật lý trị liệu mà anh Khánh áp dụng bấy lâu nay giúp bà dễ dàng hơn trong di chuyển, sinh hoạt.
 

Lưu luyến

Ông Nguyễn Văn Tá (tổ trưởng tổ 20) năm nay đã 70 tuổi, nửa đùa nửa thật khi kể chuyện về y sĩ Khánh: “Nếu chú Khánh có chuyển đi đâu thì chúng tôi cũng kêu về lại cho bằng được. Chứ chú ấy đi rồi thì ai chăm sóc sức khỏe cho mọi người ở đây”.

Tháng 12/2015, y sĩ Ninh Công Khánh được điều động về nhận nhiệm vụ tại Bệnh xá Biên phòng thành phố (phường Mân Thái, quận Sơn Trà). Những bệnh nhân một đời lam lũ nơi làng biển Kim Liên dường như đã không quen được sự thay đổi này. “Mấy tháng sau, bà con viết đơn tập thể, trình bày nguyện vọng với Đồn Biên phòng Hải Vân để xin chú Khánh về lại, tiếp tục khám, điều trị cho bà con”, ông Tá nhớ lại.

Y sĩ Ninh Công Khánh đã mướn ngôi nhà bà Nguyễn Thị Gia (trú tổ 8) để tiếp tục khám bệnh, điều trị cho người dân. Sau giờ làm mỗi ngày tại Bệnh xá, y sĩ Khánh lại chạy xe hơn 20km về với bà con Kim Liên. “Cứ về tới là thấy bà con ngồi chờ trước hiên nhà. Thực tế đó là động lực khiến mình dù có bận rộn đến mấy cũng không thể xa nơi này được”, y sĩ Khánh chia sẻ.

15-36-19_nh_2
Ảnh: Nguyên Nguyên

Căn nhà nhỏ bé nằm lọt trong con hẻm tổ 8 luôn tấp nập vào cuối ngày. Bệnh nhân đông, trải chiếu ra cả dọc hành lang nhà để được chăm sóc. Cũng có những đêm trăng soi vằng vặc, những câu chuyện đời, chuyện biển của ngư dân lại thêm một lần được nhắc nhớ. Những ký ức vụn vặt, không tên của bao phận người cứ thế được thổ lộ một cách mộc mạc, chân thật nhất. Buổi khám, chữa bệnh vì thế có khi kéo dài tới tận khuya.

Tháng 7/2016 y sĩ Khánh lại được bố trí về công tác lại Đồn Biên phòng Hải Vân. Tình cảm người y sĩ mang quân hàm xanh với bà con miền biển càng trở nên thắm thiết. Mỗi bệnh nhân tìm đến đều được anh khám, điều trị, tư vấn kỹ lưỡng và phát thuốc miễn phí. Do cơ sở không đủ điều kiện cấp thuốc BHYT nên anh Khánh cùng các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hải Vân phải ngược xuôi tìm mọi cách để có nguồn thuốc miễn phí cung cấp cho người bệnh. Ngoài cơ số thuốc mà đơn vị được nhận, các cán bộ, chiến sĩ thường xuyên quyên góp ngày lương, kêu gọi vận động từ bên ngoài.

Bên cạnh tủ thuốc cấp phát miễn phí là chiếc tủ thuốc anh Khánh tự đóng để bán thuốc khi người dân có nhu cầu. Dù bất cứ bệnh gì, mỗi đơn thuốc anh chỉ lấy giá…15.000 đồng cho 2 ngày uống. Tủ thuốc đồng giá này là phao cứu sinh cho hàng trăm bệnh nhân nghèo tại đây. Có những căn bệnh như viêm khớp, rối loạn tiền đình phải dùng thuốc điều trị có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn nhưng khi gặp y sĩ Khánh, gánh nặng về kinh tế dường như đã được trút bỏ hoàn toàn. Cứ mỗi tháng một lần, anh lại xuôi xuống phố để mua các loại thuốc cần thiết về bổ sung với tổng trị giá khoảng 15 triệu đồng.

Khi bệnh nhân cuối cùng rời khỏi giường bệnh, anh Khánh lại vội vội vàng vàng thu dọn đồ nghề để “chạy sô” cho kịp với lời hứa với cụ cao niên. Ở phía bên kia đường, ngay tại nhà sinh hoạt cộng đồng tổ 8, có gần chục bệnh nhân lớn tuổi đang chờ đợi. "Điểm khám bệnh này mới mở để thay thế cho chỗ mình mượn nhà bà Gia trước đó nhằm phục vụ cho những bệnh nhân lớn tuổi, họ không thể đi ra ngoài này khám, điều trị được. Các cụ không tìm mình thì mình đi tìm các cụ vậy”, Khánh nói.

Men theo con đường bê tông chạy dọc chân sóng, nơi có rặng phi lao đang rì rào trước gió, anh tấp vội vào nhà chị Nguyễn Thị Thanh Hiền (trú tổ 28), đang khó nhọc nhích từng bước chân. Năm 2006, Hiền bị tai nạn giao thông, nằm một chỗ. Năm 2012, chị Hiền được điều trị tiếp, khi anh Khánh tình cờ biết được hoàn cảnh trong một lần đi ngang nhà. Sau nhiều năm điều trị, chị Hiền đã có thể tự lo cho bản thân, chống gậy đi lại được.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm