| Hotline: 0983.970.780

Bạch tuộc: Nghiệp vụ

Thứ Hai 19/01/2015 , 08:32 (GMT+7)

Trần Văn Thà bị tống vào một phòng tạm giam của trại tạm giam công an tỉnh, trong đó đã có 2 bị can khác, chỉ trạc hai mươi tuổi./ Chiến lược

Một bị tạm giam về hành vi “giết người”, tên là Nguyễn Văn Lâm. Người kia tên là Ngô Văn Dư, bị tạm giam về hành vi “cướp tài sản”.

Đã nhận được “mật lệnh” từ trước, nên khi Thà vừa bị đẩy vào, và cánh cửa buồng tạm giam vừa khép lại cùng với tiếng bấm khóa “tách” bên ngoài, Thà còn đang ngơ ngác, mắt chưa kịp quen với bóng tối, thì Lâm hỏi:

- Mày bị bắt vì tội gì?

Thà lắc đầu:

- Không biết. Chỉ nhặt được cái phong bì ở ruộng ngô.

- A, đã bị bắt vào đây mà còn không nhận tội, còn vờ vịt à? Cho nó “nhập phòng” đi.

Thằng Dư lập tức xông đến, đấm đá anh túi bụi. Thà kêu to cầu cứu, nhưng đáp lại những tiếng kêu của anh, chỉ là sự im lặng của 4 bức tường. Khi đấm đá đã mỏi tay, thằng Dư dừng lại thì người Thà đã mềm rũ. Vừa thở hổn hển, Dư vừa chỉ mặt anh:

- Từ nay, đại ca Lâm đây có hỏi gì, thì trước khi trả lời, phải chắp tay lại: “Dạ, thưa đại ca…”. Còn tao hỏi gì, thì cũng phải chắp tay: “Dạ, thưa anh…”, rồi mới được nói, nghe chưa?

Phòng tạm giam có 2 bệ xi măng giáp 2 bức tường, cách nhau một khoảng trống rộng chừng 1m. Mỗi bệ xi măng đó có thể nằm được 2 người. Cuối phòng có một bệ xí bệt làm chỗ vệ sinh, cạnh đó có một thùng nhựa đựng nước và một cái ca cũng bằng nhựa để múc nước.

Đêm ấy, hai thằng chiếm hai bệ xi măng, chúng bắt Thà nằm ở cái khe trống đó, đầu quay về bệ xí, ngược với đầu chúng. Rồi từ trên hai bệ xi măng, thỉnh thoảng hai thằng lại thò chân xuống dận vào bụng, vào ngực anh.

Vừa đau vì trận đòn của thằng Dư ban chiều, vừa mệt, vừa căng thẳng về tinh thần, thỉnh thoảng lại bị những cú dận, cú đạp của hai thằng, Thà không sao ngủ được. Anh nghĩ ngợi rất nhiều.

Nhưng dù cố căng đầu óc ra để nghĩ, thì anh cũng không sao trả lời nổi câu hỏi: Vì sao cái túi tiền đó lại nằm ở vườn nhà anh? Vì sao? Vì sao lại còn có đến hơn hai trăm nghìn đô la ở trong vườn nhà anh?

Cả đời chưa được cầm tờ đô la bao giờ, anh cũng không biết mỗi đô la là bao nhiêu tiền Việt nữa. Càng nghĩ, anh càng thấy mù mịt. Và anh nhớ nhà. Nỗi nhớ càng lúc càng cồn cào, càng thiêu đốt lòng dạ anh.

 Vợ chồng anh bằng tuổi nhau, người cùng một làng, lấy nhau từ năm 23 tuổi. Năm anh 24 tuổi, con Thật ra đời. 3 năm sau, thằng Như ra đời tiếp. Rồi 4 năm sau nữa, con Đếm lại ra đời. Con Thật năm nay vào lớp 12, thằng Như lớp 9 còn con Đếm lớp 5.

Nhà chỉ có 7 sào ruộng cả đồng lẫn bãi. Ngoài làm ruộng, vợ chồng anh quay như chong chóng những lúc nông nhàn. Vợ anh chạy chợ, hôm thì mớ rau, hôm thì con cá… Còn anh, ai thuê gì làm nấy, từ phu hồ cho đến bốc vác, đào ao vượt thổ… Cốt kiếm thêm đồng tiền nuôi 3 con ăn học.

Do lam làm quá, mấy năm nay vợ anh mắc bệnh vôi hóa cột sống, lưng cứ ngay đơ ra, chạy chữa mãi không khỏi. Vì căn bệnh quái ác ấy mà chị không làm nổi những việc nặng nhọc nữa. Anh bị bắt vào đây, tiếng đồn chắc đã lan ra khắp xã, khắp huyện.

Các con anh không biết có chịu nổi cú sốc này không?

Suốt hai ngày hai đêm, công an không ai hỏi Thà một tiếng. Mãi đến sáng ngày thứ ba, khi người quản giáo đến mở cửa phòng, gọi anh đi cung. Thà gần như không đi nổi nữa, anh bước ra ngoài mà người cảm thấy như say rượu.

Vào phòng hỏi cung, anh thấy một người công an ngồi trước cái bàn với đầy đủ giấy bút, và phía đối diện với người công an đó còn một cái ghế bỏ không. Thấy anh vào, người công an chỉ cái ghế trống, ra hiệu cho anh ngồi xuống và nói:

- Hôm nay, tôi được phân công làm việc với anh. Xin giới thiệu, tên tôi là Điệu, Lê Văn Điệu. Chức vụ là Điều tra viên, thuộc phòng Cảnh sát Điều tra công an tỉnh Đào Sơn. Tôi được phân công là điều tra viên chính trong vụ án này. Ngoài tôi ra, còn có một số điều tra viên nữa, sẽ lần lượt làm việc với anh.

Ngoài những lời khai trong những buổi hỏi cung này, nếu anh muốn khai báo gì thêm, bất kể lúc nào, anh sẽ liên hệ với quản giáo để quản giáo báo lại cho tôi.

Thứ hai, tôi phổ biến nội quy làm việc với anh. Là anh có nghĩa vụ trả lời một cách trung thực những câu hỏi của Điều tra viên. Không được giấu giếm điều gì. Khi Điều tra viên hỏi, anh phải trả lời là: “Thưa cán bộ…”. Và anh chỉ được phép trả lời chứ không được phép hỏi lại, trừ khi hỏi để Điều tra viên nhắc lại câu hỏi khi anh chưa nghe rõ.

Anh có được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật hay không, là tùy thuộc vào thái độ thành khẩn hay không thành khẩn khai báo của anh. Anh nhớ kỹ chưa?

- Rồi.

- Đấy. Vừa phổ biến nội quy xong đã quên. Anh phải trả lời là: “Thưa cán bộ. Tôi nhớ kỹ rồi ạ”.

Thà lặp lại như một cái máy:

- Thưa cán bộ. Em nhớ kỹ rồi ạ.

- Tốt. Anh khai rõ. Anh đã đột nhập vào phòng làm việc của đồng chí Luyến, và lấy số phong bì đó như thế nào?

- Thưa cán bộ. Em không đột nhập. Cũng không biết phòng đồng chí Luyến ở đâu.

- Tôi nhắc lại. Anh có được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật hay không, là hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ khai báo thành khẩn hay không thành khẩn của anh.

- Dạ thưa cán bộ, em rất thành khẩn ạ.

- Thành khẩn, mà anh trả lời như thế à? Rõ ràng là anh quanh co, chối tội. Anh có chối, thì chúng tôi cũng đủ sức chứng minh hành vi của anh. Lúc đó, anh có hối hận cũng muộn rồi.

Điều tra viên chỉ lặp đi lặp lại câu hỏi đó. Nhưng thấy Thà không nhận. Nhìn đồng hồ đã gần 13 giờ, anh ta thu xếp giấy tờ lại:

- Thôi, hôm nay làm việc đến thế đã. Quản giáo đâu, đưa bị can về phòng. À, tôi hỏi. Mấy hôm nay, anh có bị hai thằng cùng buồng đánh đập, hay xúc phạm gì không?

- Thưa cán bộ. Có ạ. Một thằng đánh em, còn thằng kia chỉ huy. Nhờ cán bộ bảo chúng nó đừng đánh em nữa. Em không có tội gì cả. (Còn nữa)

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Bảy
    Truyện dài kỳ 04/12/2021 - 07:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Sáu
    Truyện dài kỳ 26/11/2021 - 15:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Năm
    Truyện dài kỳ 22/11/2021 - 14:46

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ được độc giả để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Tư
    Truyện dài kỳ 21/11/2021 - 10:12

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Ba
    Truyện dài kỳ 19/11/2021 - 11:04

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’, đã khẳng định tấm lòng của nhà văn – nhà báo với những người nông dân cần cù và thua thiệt.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ hai
    Truyện dài kỳ 17/11/2021 - 20:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • 'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' và tiếng cười nâng đỡ kẻ nhẹ dạ
    Truyện dài kỳ 16/11/2021 - 16:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, từng khiến bạn đọc hào hứng và say mê.

  • Vỡ lẽ
    Truyện dài kỳ 19/08/2016 - 08:37

    Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

  • Sát cánh
    Truyện dài kỳ 18/08/2016 - 08:55

    Vừa gặp nhau trong quán cà phê, Dung gục đầu vào vai Hải, khóc òa lên. Hải ôm lấy người yêu, vuốt ve, an ủi cô: Em đừng buồn. Sóng gió rồi sẽ qua thôi.

  • Chia rẽ
    Truyện dài kỳ 17/08/2016 - 09:57

    Ông Quỳnh gầm lên: "Hải. Thằng Hải đâu. Xuống gặp bố ngay". Nghe tiếng chồng, bà Hoa, vợ ông, hớt hải chạy ra: "Con nó ở trên phòng nó. Để tôi lên tôi gọi nó xuống."

  • Bão táp
    Truyện dài kỳ 16/08/2016 - 09:06

    Cả tỉnh như một chảo nước sôi sùng sục trước cơn “bão” dư luận. Báo chí đã “săn” được đích danh ông Quỳnh để phỏng vấn.

  • Tình yêu
    Truyện dài kỳ 15/08/2016 - 09:18

    18 giờ, Hải và Dung mới rời Thủ đô, dự định 22 giờ sẽ về đến nhà. Nhưng mới đi được chừng hơn 20 km, đến thị trấn Liên Khê thì bất ngờ trời nổi cơn dông, rồi mưa như trút.

Xem thêm
Quảng Ninh được công nhận thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Theo các quyết định, tỉnh Quảng Ninh có thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận gồm: tục kiêng gió; lễ cấp sắc và lễ mừng cơm mới.

Công tử Bạc Liêu trên màn ảnh mờ nhạt cá tính

Công tử Bạc Liêu là nhân vật để lại nhiều giai thoại trong đời sống cộng đồng, nhưng khi được tái hiện thành một tác phẩm điện ảnh lại không mấy ấn tượng.

Đại kiện tướng Lê Quang Liêm xếp thứ nhì giải cờ vua quốc tế KPNest

Kỳ thủ cờ vua số 1 Việt Nam từ Mỹ trở về TPHCM thi đấu giải cờ vua quốc tế và kết thúc ở hạng nhì trong bảng mở của nam.