| Hotline: 0983.970.780

Giá đầu tăng cao, ngư dân miền Trung gặp khó

[Bài 3]- Ngư dân Bình Định bám biển trong khó chồng khó

Thứ Hai 28/02/2022 , 07:25 (GMT+7)

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay giá dầu liên tục tăng, trong khi chiếm phần lớn trong phí tổn của mỗi chuyến biển là chi phí nhiên liệu khiến ngư dân khốn đốn.

Ngư dân gặp khó tứ bề

Theo lão ngư Bùi Thanh Ninh, chủ của 8 chiếc tàu cá đánh bắt xa bờ ở Thiện Chánh, phường Tam Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định), giá dầu tăng liên tục từ sau Tết đến nay đã đẩy ngư dân đến tình cảnh khó khăn tứ bề.

Trong khi đó, tàu đánh bắt xa bờ ở Bình Định thì ngày càng tăng, ngư trường xa bờ thì ngày càng cạn kiệt thủy sản, sản lượng khai thác giảm sút, giờ thêm nhiên liệu tăng giá làm ảnh hưởng nặng nề đến thu nhập của ngư dân.

Giá cá ngừ sọc dưa vẫn giữ nguyên giá 20.000đ/kg so với trước đây, trong khi giá dầu liên tục tăng nên ngư dân không có lãi. Ảnh: Đăng Lâm.

Giá cá ngừ sọc dưa vẫn giữ nguyên giá 20.000đ/kg so với trước đây, trong khi giá dầu liên tục tăng nên ngư dân không có lãi. Ảnh: Đăng Lâm.

Theo tâm sự của ông Ninh, giá dầu tăng khiến phí tổn của mỗi chuyến biển của những tàu đánh bắt xa bờ tăng cao ngất. Trong khi chiếm phần lớn trong phí tổn của tàu cá là chi phí nhiên liệu.

Mỗi tàu cá hành nghề lưới vây của ông Ninh mỗi chuyến ra khơi phải đổ đến 3.000 lít dầu, từ sau Tết Nguyên đán đến nay mỗi lít dầu tăng đến gần 5.000 đồng. Nếu như trước đây mỗi chuyến biển, 1 tàu cá của ông Ninh chỉ tốn 48 triệu đồng mua nhiên liệu thì nay phải tốn đến 63 triệu đồng.

Thêm vào đó, do giá nhiên liệu tăng khiến nhiều mặt hàng, dịch vụ tăng theo, nhất là đá lạnh tăng thêm khoảng hơn 1.000đ/kg. Đây là 1 gánh nặng đối với ngư dân. Bởi, trong mỗi chuyến biển, 1 tàu hành nghề câu cá ngừ đại dương cần khoảng 300 cây đá, còn tàu hành nghề lưới vây đánh bắt cá ngừ sọc dưa cần đến hơn 1.000 cây đá. Mỗi cây đá nặng khoảng 40kg.

Như vậy, hiện nay tàu câu cá ngừ đại dương mỗi chuyến ra khơi phải tốn thêm chi phí đá lạnh là hơn 12 triệu đồng, còn tàu hành nghề lưới vây phải tốn thêm hơn 40 triệu đồng tiền đá lạnh. Lương thực, thực phẩm cũng tăng hơn so với trước.

Do giá dầu tăng, đá lạnh cũng tăng theo khoảng hơn 1.000đ/kg. Ảnh: Đăng Lâm.

Do giá dầu tăng, đá lạnh cũng tăng theo khoảng hơn 1.000đ/kg. Ảnh: Đăng Lâm.

“Hiện nay, mùa vụ đánh bắt chính cá ngừ đại dương đã cạn nên sản lượng đánh bắt không đạt. Còn mùa đánh bắt cá ngừ sọc dưa mới bắt đầu, nhưng vào thời điểm này trên biển đang có gió lớn nên tàu hành nghề lưới vây đánh bắt cũng chưa đạt sản lượng. 8 tàu cá của tôi đều hành nghề lưới vây nên trong thời gian qua đều nằm bờ, giờ đang chuẩn bị ra khơi thì trên biển đang có gió lớn nên chưa ra khơi được”, lão ngư Bùi Thanh Ninh, chia sẻ.

Bám biển trong khó khăn

Anh Nguyễn Văn Sen, ngư dân đang sở hữu 3 tàu cá đánh bắt xa bờ hành nghề lưới vây ở phường Hoài Thanh (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) gồm các tàu: BĐ 96921 TS (720 CV), BĐ 98262 TS (780 CV) và tàu BĐ 96024 TS (400 CV), dù trong thời gian giá nhiên liệu và giá đá lạnh “tăng nóng” nên đánh bắt không mang lại hiệu quả, thế nhưng anh Sen vẫn “bấm bụng” cho tàu ra khơi mà lòng cứ thấp thỏm lo lỗ tổn.

Theo anh Sen, chuyến biển ra khơi trong thời gian này mỗi tàu cá của anh có phí tổn tăng đến 40-50 triệu đồng. Trong khi sản lượng đánh bắt không tăng và giá cá cũng cầm chừng, nên may lắm là đủ tổn chứ không có lãi.

Ngư dân chuyển cá ngừ sọc dưa lên bán tại Cảng cá Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh: Đăng Lâm.

Ngư dân chuyển cá ngừ sọc dưa lên bán tại Cảng cá Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh: Đăng Lâm.

“Tôi có 1 tàu vừa cập bờ cách nay nửa tháng, đánh bắt được 20 tấn cá ngừ sọc dưa. Giá cá ngừ sọc dưa cũng như trước Tết, chỉ khoảng 20.000đ/kg, chuyến biển vừa rồi tôi bán được 400 triệu đồng tiền cá. Trong khi tổn của chuyến biển đã chiếm đến 300 triệu đồng, số tiền còn lại chi hết vào tiền đi bạn, nên chuyến biển ấy tàu chỉ gỡ được phí tổn chứ không có lãi.

Dù không có lãi, nhưng hiện cả 3 tàu của tôi đã ra khơi đánh bắt chuyến biển mới. Bởi, đã làm nghề biển thì phải cho tàu ra khơi chứ chẳng lẽ cứ nằm bờ. Tàu cá nằm bờ miết máy móc cũng hỏng hóc.

Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là vào mùa vụ đánh bắt chính cá ngừ sọc dưa nên tôi cho tàu ra khơi để mong gặp những đàn cá đầu mùa. Vả lại, phải cho tàu bám biển để giữ thuyền viên chứ tàu nằm bờ họ đi tàu khác mất, lần sau tàu mình ra khơi không có bạn để đi”, ngư dân Nguyễn Văn Sen chia sẻ.

Giá cá ngừ đại dương hiện vẫn đang giữ giá 150.000đ/kg. Ảnh: Đăng Lâm.

Giá cá ngừ đại dương hiện vẫn đang giữ giá 150.000đ/kg. Ảnh: Đăng Lâm.

“Mặc dù giá nhiên liệu và giá đá lạnh tăng cao, khiến phí tổn những chuyến biển của ngư dân tăng đột biến, thế nhưng nhờ giá cá ngừ đại dương vẫn đang ổn định mức trên 150.000đ/kg và giá cá ngừ sọc dưa 20.000đ/kg nên ngư dân vẫn kiên tâm bám biển để đánh bắt. Với mức giá này mà nếu chuyến biển đánh bắt đạt sản lượng thì ngư dân vẫn có thu nhập.

Thêm vào đó, lao động nghề biển ngày càng thiếu, nên tàu cá ra khơi cũng là để giữ chân thuyền viên, để sau này không phải “đỏ mắt” đi tìm thuyền viên mỗi khi tàu ra khơi”, ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thủy sản Bình Định.

Xem thêm
Cà Mau: Cua chết bất thường trên diện rộng

Tình trạng cua chết xảy ra ở nhiều địa phương khiến chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS trong 4 tháng

Những trường hợp tàu cá bị phát hiện mất kết nối, nếu không khắc phục kịp thời, cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đều xử lý nghiêm.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Ruốc biển xuất hiện dày đặc, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày

QUẢNG NGÃI Sau vài giờ ra khơi đánh bắt, các tàu thuyền trở về với hàng tạ ruốc, mang lại thu nhập tiền triệu mỗi ngày cho ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm