| Hotline: 0983.970.780

Bào chế vacxin chống dị ứng côn trùng

Thứ Sáu 07/10/2011 , 11:56 (GMT+7)

Nhóm ba nhà khoa học Thái Lan vừa được vinh danh vì đã bào chế thành công loại vacxin mới chống lại căn bệnh dị ứng côn trùng.

Ba nhà khoa học nghiên cứu vacxin được tôn vinh

Nhóm ba nhà khoa học đang làm việc tại khoa Dược thuộc Bệnh viện Siriraj (Thái Lan) vừa được vinh danh vì đã bào chế thành công loại vacxin mới chống lại căn bệnh dị ứng côn trùng phổ biến tại các quốc gia vùng nhiệt đới ẩm. Giải thưởng do quỹ sáng lập Vinh danh khoa học công nghệ quốc gia thuộc Hoàng gia trao tặng.

Chủ tịch quỹ này, giáo sư - tiến sĩ Sakrin Bhumira cho hay đây là một trong hai thành tựu đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của năm 2011 được tôn vinh.

Trước đó nhóm các nhà khoa học của tập đoàn xi măng SCG cùng với sinh viên năm cuối của khoa Năng lượng và Môi trường thuộc ĐH Hoàng gia Mongkut đã có sáng chế tận dụng chất thải trong sản xuất để tạo ra nguồn năng lượng thay thế.

Theo giáo sư Vanna Mahakittikun, đồng tác giả của nhóm nghiên cứu vacxin chống dị ứng côn trùng, sản phẩm vacxin vừa bào chế thành công sẽ góp phần giúp Thái Lan giảm lệ thuộc vào nguồn thuốc nhập khẩu, trong khi sản xuất trong nước có giá thành thấp hơn. Ước tính mỗi năm nước này sẽ tiết kiệm được trên dưới 360 triệu bạt, thậm chí hướng tới sẽ xuất khẩu sản phẩm sang các quốc gia Đông Nam Á.

Theo báo cáo của các tổ chức y tế, bệnh dị ứng côn trùng cánh cứng, có phấn và dịch gây viêm da là căn bệnh phổ biến thường xuất hiện vào mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm) tại các quốc gia nhiệt đới ẩm và không loại trừ đối tượng nào. Khi tiếp xúc với côn trùng, người bệnh thấy ngứa, rát bỏng tại chỗ. Sau 6-12 giờ sẽ xuất hiện các vết đỏ, kích thước từ 1-5 cm, rộng 3-4 mm. Sau đó xuất hiện các mụn nước trên nền da đỏ, bọng nước và mủ. Người bệnh có cảm giác đau, kèm theo sốt, mệt mỏi, khó chịu, nổi hạch ở vùng cổ, nách, bẹn.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất