| Hotline: 0983.970.780

Báo động suy thoái đất nông nghiệp

Thứ Ba 23/10/2018 , 09:30 (GMT+7)

Đó là vấn đề được đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia bàn bạc, thảo luận và tìm hướng giải quyết tại hội nghị khoa học “Sử dụng bền vững tài nguyên đất ở ĐBSCL năm 2018”  vừa diễn ra tại TP Cần Thơ.

07-38-20_nh_2
Đất khỏe được xem là nền tảng của nông nghiệp bền vững

Theo thống kê ĐBSCL hiện có hơn 4 triệu ha đất. Trong đó, 2,6 triệu ha đất nông nghiệp. Từ đó tạo ra nguồn nông sản chủ lực cho cả nước. Đất được xem là nền tảng của nông nghiệp bền vững. Nếu đất bị suy thoái thì nông nghiệp dễ bị lung lay. Từ đó cần phải có biện pháp sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất để sử dụng lâu dài.

PGS.TS Trần Kim Tính, ĐH Cần Thơ cho rằng, đất nông nghiệp ĐBSCL hiện rất nghèo dinh dưỡng. Ai cũng nhìn thấy rõ vấn đề này nhưng thực tế vẫn chưa giải quyết được. Chất hữu cơ có vai trò làm tăng khả năng giữ dinh dưỡng của đất, tăng độ phì nhiêu cho đất. Tuy nhiên thực tế nhìn nhận chất hữu cơ trong đất hiện tại rất hạn chế. Chất hữu cơ trong đất không còn nữa, làm mất đi vai trò của nó...

"Hiện nay người dân sử dụng quá nhiều thuốc BVTV và phân bón hóa học dẫn đến đất mất dinh dưỡng, cây trồng dễ bị bệnh vàng lá, cháy lá, sâu hại tấn công... Kỹ thuật bón phân có rất nhiều vấn đề...", ông Tính nói.

Từ những thực tế trên, các nhà khoa học cần tìm ra biện pháp hữu hiệu để đảm bảo sự phát triển bền vững, đảm bảo dinh dưỡng của đất. Đồng thời khuyến cáo cách thức gieo trồng, bón phân hợp lý, sử dụng đất đúng cách để người dân hiểu và thực hiện. Từ đó mới chung tay giữ gìn sự bền vững của tài nguyên đất.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.