| Hotline: 0983.970.780

Bắt loài ốc nhỏ như cúc áo, ruột nhỉnh hơn cái tăm

Thứ Bảy 29/02/2020 , 07:01 (GMT+7)

Từ tháng 12 âm lịch đến tháng 2 năm, ốc gạo theo con sóng dạt vào bờ biển Quảng Nam. Người dân đi bắt thu nhập từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/ngày.

Ngư dân xã Tam Tiến cào bắt ốc gạo lúc sáng sớm. Ảnh: Lộc Hà.

Ngư dân xã Tam Tiến cào bắt ốc gạo lúc sáng sớm. Ảnh: Lộc Hà.

Sau Tết Canh Tý, đều đặn 4 giờ sáng mỗi ngày, bà Cao Thị Hoa (xã Tam Tiến, huyện Núi Thành) khoác lên mình bộ áo quần mưa có mặt ở bãi biển địa phương. Trên vai, người phụ nữ 42 tuổi vác chiếc cào được làm bằng khúc tre dài 2m, phía dưới gắn lưỡi cào bằng sắt và một tấm lưới để bắt ốc gạo (còn gọi ốc ruốc, ốc lể).

Loài sinh vật biển này chỉ bằng cúc áo, vỏ láng, óng ánh sắc màu; có con màu ruốc, con lấm chấm màu gạch, con rằn ri xám tro, lóng lánh... Ruột ốc chỉ có một chút thịt bằng chân tăm xỉa răng nhưng được nhiều người ăn.

Từng đợt sóng xô bờ liên hồi nhưng bà Hoa tiến ra biển nước ngập đến đầu gối. Giữa biển nước lạnh ngắt, bà gắn chiếc dây từ cào vào thân người bắt đầu đi thụt lùi. Bà Hoa đặt chiếc cào trên vai, một bà tay giữ cào, tay còn lại ấn xuống để thanh sắt ăn sâu xuống cát.

Mặc cho sóng đánh ướt hết toàn thân, người phụ nữ này vẫn mệt mài hành nghề. Sau 20 phút, đi lui, đi tới tấm lưới đựng khoảng 10kg ốc nằm gọn phía trong. Bà cho lên khỏi mặt nước và rũ sạch cát còn lại ốc nằm phía trong đưa lên bờ cho vào thùng đựng. Công việc được lặp đi lặp lại cho đến 8h sáng thì kết thúc.

Và thành quả sau 3 giờ lao động, bà Hoa được 3 thùng ốc gạo, mỗi thùng nặng 25kg. Lúc này, thương lái chạy xe máy ra bờ biển chờ sẵn để thu mua với giá ốc loại to hơn 220.000 đồng; loại nhỏ 180.000 đồng một thùng.

Bà Cao Thị Hoa cào bắt ốc gạo gần bờ. Ảnh: Lộc Hà.

Bà Cao Thị Hoa cào bắt ốc gạo gần bờ. Ảnh: Lộc Hà.

“Hôm nay, tôi thu nhập được 600.000 đồng. Từ sau tết đến này, ngày nào tôi cũng ra biển cào bắt ốc. Hôm ít thì được 400.000 đồng, hôm nhiều thu về cả triệu”, bà Hoa tâm sự và bày tỏ do mình là phụ nữ nên cào bắt ốc khu vực gần bờ, không đi ra xa bờ được như những người đàn ông nên bắt được ít ốc hơn.

Sống ở vùng biển nên bà Hoa biết được đặc tính của loại ốc này, một năm ốc chỉ có từ tháng 12 âm lịch, kéo dài đến tháng 2 năm sau là kết thúc. Theo bà Hoa, thời điểm này, ốc gạo theo sóng dạt vào bờ tụ thành từng đám vùi dưới cát nên mới bắt được, các tháng còn lại thì không có.

“Năm nay trúng ốc nên có nhiều đi khai thác và giá cao hơn các năm trước. Do đó người dân trong làng ai cũng tranh thủ ra biển hành nghề và cho thu nhập khá”, bà nói.

Ốc gạo nằm gọn trong lưới mang lên bán. Ảnh: Lộc Hà.

Ốc gạo nằm gọn trong lưới mang lên bán. Ảnh: Lộc Hà.

Cách chỗ bà Hoa chừng 50m, hơn 10 người đàn ông ở xã Tam Tiến đang cào bắt ốc cách bờ biển khoảng 50m. Họ dàn thành một hàng ngang, nước ngập đến bụng nhấn chiếc cào xuống đáy và đi thụt lùi cào ốc.

Mang thành quả túi lưới đựng hơn 20 kg vào bờ sau 20 phút, anh Nguyễn Văn Thìn (32 tuổi) vui mừng nói, hôm nay trúng ốc. “Từ sáng đến giờ tôi đã bắt được 5 thùng thu về 1 triệu đồng”, anh nói và ngồi nghỉ bên bờ biển. Lúc này, vợ anh mang thức ăn sáng ra sáng và tiếp tục công việc.

Ngày thường, anh Thìn làm nghề đánh bắt hải sản trên biển bằng lưới chụp. Tuy nhiên, năm nay được mùa ốc nên anh tạm nghỉ công việc chuyển qua đi cào. Từ tết đến nay, mỗi ngày anh ra bờ biển hành nghề. Đều đặn những ngày qua, hôm anh bắt ít nhất được 2 thùng, bán được 400.000 đồng, hôm nhiều được 7 thùng thu về 1,4 triệu đồng.

Một thùng ốc gạo bán giá 180.000 đồng đến 220.000 đồng. Ảnh: Lộc Hà.

Một thùng ốc gạo bán giá 180.000 đồng đến 220.000 đồng. Ảnh: Lộc Hà.

“Nghề này cực lắm, thủy triều thường xuống vào rạng sáng nên mất ngủ ra cào. Mỗi ngày, chỉ làm được khoảng 2 đến 4 giờ là kết thúc, vì nước lên”, anh nói và chia sẻ nghề dễ kiếm tiền nhưng cũng phải ngâm mình trong nước mới cào bắt được ốc.

Anh Thìn chia sẻ, với người dân nơi đây, khi một người cào gặp vùng có nhiều ốc thì san sẽ cho nhau. Một người xuống cào trước gặp được nơi nhiều ốc thì gọi người khác đến, không bắt một mình. Từ đó hình thành từng nhóm hàng chục người để bắt. Cách làm này ai cũng có ốc, vừa hỗ trợ nhau những lúc gặp nạn.

Anh Thìn giải thích rằng, mặc dù đánh bắt gần bờ, tuy nhiên lúc cào ốc đối diện với nguy hiểm. Bởi những cơn sóng dữ không hề được báo trước tạo thành những vùng xoảy thì thợ cào sẽ bị cuốn.

“Khi cả nhóm làm việc gần nhau, nếu ai bị nước cuốn sẽ ứng cứu kịp thời. Gần 10 năm hành nghề tôi đã kiến nhiều người bị sóng cuốn ra xa khi đang cào ốc. Nguyên nhân là do mãi mê cào ốc mà không có để ý cứ đi ra xa, lúc sóng lớn thì bị cuốn theo luôn. Trong đó nhất là mấy chị em phụ nữ, họ thường siêng năng mà không chú tâm đến việc đó. Tại địa phương có người bị tử vong khi làm nghề, anh nói.

Ốc gạo to bằng cúc áo, có nhiều màu sắc. Ảnh: Lộc Hà.

Ốc gạo to bằng cúc áo, có nhiều màu sắc. Ảnh: Lộc Hà.

Dọc bãi biển xã Tam Tiến gần 100 người cào bắt ốc, người ít được hai thùng, người nhiều 10 thùng. Anh Trần Văn Thuận, một thương lái thu mua ốc ruốc cho biết, mỗi ngày tiêu thụ 20 thùng. Để có món ốc gạo ngon thì phải rành cách chế biến, sau khi ngư dân cào ốc về, ốc sẽ được rửa đi rửa lại nhiều lần và ngâm trong nước biển, nếu đầu mùa ốc sẽ được ngâm 4 tiếng đồng hồ, cứ 2 tiếng thay nước 1 lần. 

“Cách làm này chúng sẽ nhả cát ở trong ruột ra ngoài. Ốc rửa sạch và luộc chín, sau đó cho gia vị gồm ớt bột, gừng, sản, mì chính… đem bán”, anh Thuận nói và cho biết ốc được tiêu thụ tại địa phương và xuất bán các tỉnh lận cận. Ốc gạo là món ăn dân giã của người Quảng Nam, khi ăn, dùng một cây gai lấy phần ruột ăn.

Ốc gạo được bán theo lon, mỗi lon khi nấu chín giá 10.000 đến 20.000 đồng một lon. Lúc ăn ốc, sẽ dùng gai cây canh, bưởi để lể từng con ốc, đặt từng con vào đầu lưỡi, tận hưởng cái hương vị đặc trưng của biển gồm ốc, muối, mắm, rồi nuốt chửng con ốc vào đáy lưỡi để cái hương đậm bùi, cay nồng tan đều trong miệng. Khi ăn có vị béo và ngon hơn.

Ốc gạo mua về ngâm vào nước để nhả cát trong ruột ra ngoài. Ảnh: Lộc Hà.

Ốc gạo mua về ngâm vào nước để nhả cát trong ruột ra ngoài. Ảnh: Lộc Hà.

Chị Nguyễn Thị Ánh, một người bán ốc gạo trên đường Hùng Vường, TP Tam Kỳ cho biết, thói quen của người dân Quảng Nam khi lể ốc phải... có bạn, vừa lể, vừa trò chuyện và không bận tâm đến thời gian… để cuộc sống trôi qua xung quanh mới đúng vị của người ăn ốc gạo.

Con ốc nhỏ là thế, nhưng có người thuần thục có thể lể thoăn thoắt trên tay. Và không có cách thưởng thức nào khác là phải lể từng con một, nên ốc gạo còn có nơi gọi là ốc lể hay ốc ruốc.

“Có gia đình gần như ngày nào cũng ăn ốc lể, với 4 - 5 người, một ngày có thể ăn từ 4 - 5 lon ốc. Càng ăn thì càng bị cuốn hút một cách mê mẩn, để rồi không thể bỏ sót một con ốc nào. Người bán lẻ có thể bán mỗi ngày 30-50kg ốc, mỗi tháng 1,5 tấn ốc, lãi hơn chục triệu đồng”, chị Ánh tâm sự.

(Kiến thức gia đình số 9)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm