Báo Nông Nghiệp

Thứ Hai, 7/4/2025 20:26 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Bí ngô chất đống không ai mua

Chủ Nhật 09/05/2021 , 16:40 (GMT+7)

Bí ngô ở xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa, Phú Yên) đang vào mùa thu hoạch nhưng hàng trăm tấn chất đống vì bán không ai mua. Nhiều người chặt bí nấu cho bò.

Bà Bùi Thị Duyên, nông dân trồng bí ngô ở xã Hòa Hội buồn bã cho biết: Gia đình bà trồng 2 ha bí ngô da cóc, hiện đã thu được gần 25 tấn quả nhưng bán không có người mua, chất đồng từ ngoài sân vô đến nhà. Không có chỗ chứa, bà phải đổ tạm bí ra chuồng bò, chuồng heo hàng xóm đang bỏ trống để cất giữ.

Vừa rồi, nhờ hàng xóm, bạn bè mua ủng hộ “giải cứu”, nhưng cũng chỉ mới tiêu thụ được gần 7 tấn bí. Số bí tồn còn lại chặt nấu cho bò ăn thay cỏ, rơm.

Bí ngô chất đống ở nhà dân nhưng không có người mua. Ảnh: MHN. 

Bí ngô chất đống ở nhà dân nhưng không có người mua. Ảnh: MHN. 

Cũng theo bà Duyên, bí ngô vùng này năng suất bình quân 12-13 tấn/ha. Cách đây một tháng, giá bí còn ở mức 8.000 - 10.000 đ/kg, thương lái đến tận ruộng để thu mua, người trồng có lãi cao. Thế nhưng, hơn một tuần qua, giá bí rớt xuống chỉ còn 1.200 - 2.000 đ/kg, nhưng vẫn không có người mua. Hỏi thì thương lái lắc đầu bảo, do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, không vận chuyển đi xa được.

"Nhà tôi vẫn còn hơn 10 sào bí ngô đến kỳ thu hoạch nằm phơi ngoài ruộng, vì hái về thì không có chỗ chứa”, bà Duyên ngán ngẩm cho biết.

Tương tự, hàng chục tấn bí ngô của gia đình ông Nguyễn Văn Long cùng ở xã Hòa Hội chất đống trong nhà gần nửa tháng nay nhưng cũng không ai mua. Ông Long than vãn: Mấy năm trước trồng bí ngô da cóc bán chạy nên nhiều người đổ xô trồng. Hai năm nay, ảnh hưởng dịch Covid-19 nên bán không ai mua. Gia đình ông số mang bí cho bà con dòng họ ở xa, số còn lại đang phải chất đống chờ người mua.

Một điểm bán 'giải cứu' bí ngô ở TP Tuy Hòa (Phú Yên). Ảnh: MHN.

Một điểm bán "giải cứu" bí ngô ở TP Tuy Hòa (Phú Yên). Ảnh: MHN.

Người trồng bí ngô bí đầu ra lại còn gặp xui vì trời mưa làm cho ruộng bí ngập lụt. Vụ này, gia đình anh Nguyễn Văn Nam thu được 45 tấn bí ngô, vì không có chỗ chất đống nên gia đình ông chỉ thu một nửa, nửa còn lại phải để ngoài ruộng. Vừa qua, trời mưa to nên ruộng bí bị ngập lụt, có chỗ ngập nửa trái, có chỗ nước ngâm 2/3 trái, gia đình phải cấp tốc huy động người gánh bí chạy lụt.

“Vụ này tôi đầu tư chi phí gần 100 triệu đồng, giờ bán không được, coi như trắng tay”, ông Nam nói như mếu.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND xã Hòa Hội cho hay: Toàn xã nông dân trồng 35 ha bí ngô, đây là số diện tích những năm trước trồng mía và sắn. Tuy nhiên, do giá mía và sắn những năm trước thấp, neeb bà con trong xã chuyển sang trồng bí.

Nhiều diện tích bí ngô đã đến kỳ thu hoạch nhưng phải để ngoài ruộng do nhà dân không còn chỗ chứa. Ảnh: MHN. 

Nhiều diện tích bí ngô đã đến kỳ thu hoạch nhưng phải để ngoài ruộng do nhà dân không còn chỗ chứa. Ảnh: MHN. 

Trồng bí đầu tư cũng rất cao, lên đến 20-30 triệu/ha. Các đợt trước thu hoạch bán rất chạy, nhưng riêng đợt này có khoảng 12 ha bí ngô, tương đương trên 150 tấn lại không ai mua. Xã cũng thấy rất khó, rất mong sự chung tay chia sẻ của cộng đồng để “giải cứu” bí ngô.

Bà Trần Thị Nguyệt, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa cho biết: Nông dân trồng bí tự phát, chạy theo thị trường nên đối mặt với bài toán được mùa, mất giá, được giá, mất mùa. Đặc biệt, do dịch bệnh nên thương lái không thu mua, khiến cho đầu ra không có. Thời gian đến, nông dân cẩn trọng không nên trồng bí chạy theo giá thị trường.

Xem thêm
Đàn vật nuôi Bình Định tăng đều trong quý I

Sau Tết, người chăn nuôi ở Bình Định tích cực tái đàn nên đàn vật nuôi ở tỉnh này tăng đều trong quý I/2025.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa

THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.

Ngư dân Đồ Sơn được mùa sứa đỏ

HẢI PHÒNG Sau hơn 20 năm, người dân vùng biển Đồ Sơn mới lại trúng đậm sứa đỏ, sau mỗi ngày ra khơi, hầu hết tàu thuyền trở về đều bội thu.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất