| Hotline: 0983.970.780

Ma trận giống cây ăn quả độc, lạ

Biến mít thường thành mít da đỏ bằng cách xịt sơn!

Thứ Sáu 03/07/2020 , 06:01 (GMT+7)

Một clip bịa đặt thông tin trên mạng về giống mít da đỏ đột biến gen, nhưng lại thu hút tới gần 5 triệu lượt xem.

Chủ vườn trong clip, người tự nhận sở hữu giống mít da đỏ đột biến gen của Bồ Đào Nha. Ảnh cắt từ clip.

Chủ vườn trong clip, người tự nhận sở hữu giống mít da đỏ đột biến gen của Bồ Đào Nha. Ảnh cắt từ clip.

Ngay lập tức, nhiều người dùng mạng xã hội tố đây là hành vi dùng sơn phun đỏ quả mít để câu view. Vài ngày sau khi đăng tải, cây mít da đỏ bỗng dưng bị chặt hạ không thương tiếc.

Mít đột biến gen Bồ Đào Nha?

Trong quá trình tìm kiếm nguồn gốc thật sự của các giống cây ăn quả độc, lạ, PV Báo NNVN đã phát hiện được những điều hết sức thú vị trên mạng xã hội. Rất nhiều hình ảnh quảng cáo để bán giống mít da đỏ đều xuất phát từ một clip trên mạng xã hội youtube.

Theo tìm hiểu, chủ sở hữu kênh YouTube “Đi rừng và làm rẫy” tên là Lê Văn Lộc, hiện đang sinh sống tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Ngoài kênh YouTube, fanpage “Đi rừng và làm rẫy” trên facebook của Lộc cũng thu hút được hơn 83 nghìn người theo dõi.

Ngày 11/6, kênh YouTube “Đi rừng và làm rẫy” đăng tải một clip dài 15 phút 34 giây với tiêu đề “Kỳ Lạ! Cây Mít Da Đỏ & Ruột Đỏ Độc Nhất Tại Việt Nam/Mít Đột Biến Gen. Amazing Red Jackfruit”.

Clip ngay lập tức thu hút người xem với lượng truy cập chóng mặt. Tính đến ngày 2/7, đã có gần 5 triệu lượt xem clip kể trên, nhận lại 55 nghìn lượt thích, 5,7 nghìn lượt không thích.

Trong clip, chủ kênh “Đi rừng và làm rẫy” đóng vai người trải nghiệm và đi thăm một nhà vườn sở hữu cây mít da đỏ kỳ lạ. Cùng xuất hiện là chủ của mảnh vườn – nhân vật giới thiệu về giống mít da đỏ.

Người này cho biết, giống mít này được một người bạn du lịch từ Bồ Đào Nha mang về. “Ông đi du lịch thì thấy giống mít này đẹp, đất trồng cũng phù hợp nên đem về cho, chứ tôi có qua đâu mà biết. Tôi không biết ổng ăn trộm, ăn cắp thế nào sau đó mang về cho tôi một hột rồi kêu tôi trồng”, chủ vườn nói trong clip.

Bên trong trái mít 'da đỏ, ruột đỏ' (thực ra là ruột vàng). Ảnh cắt từ clip.

Bên trong trái mít "da đỏ, ruột đỏ" (thực ra là ruột vàng). Ảnh cắt từ clip.

Người này khẳng định, đây là giống mít độc nhất vô nhị tại Việt Nam hiện nay. Không chỉ da đỏ, múi mít cũng đỏ, to và ăn cực kỳ ngọt!? Đây là lứa mít đầu tiên sau khi được anh bạn cho hạt giống từ Bồ Đào Nha mang về.

Để minh chứng cho người xem là giống mít da đỏ thật, chủ vườn chỉ cho người quay clip rằng khi trái mít mới phát triển bằng đầu ngón tay cái đã có màu đỏ.

Hai nhân vật trong clip tiếp tục tung hứng bằng cách cắt một trái mít chín trên cây và bổ làm đôi. Bên trong, các múi mít có màu đỏ nhạt.

“Nói chung trái này chưa được chín lắm. Nếu để chín mềm thì múi đỏ hơn nhiều, đỏ gần như ngoài da. Cây mít này ít người biết, chỉ có mấy đứa nhỏ học sinh xin vào chụp hình đăng facebook thôi”, chủ vườn nói.

Chủ kênh youtube 'Đi rừng và làm rẫy' ăn thử trái mít da đỏ, ruột đỏ. Ảnh cắt từ clip. 

Chủ kênh youtube "Đi rừng và làm rẫy" ăn thử trái mít da đỏ, ruột đỏ. Ảnh cắt từ clip. 

Chủ vườn tiếp tục cho biết, do là lứa đầu nên chưa bán, nhưng chắc chắn giá sẽ cao gấp 3 – 4 lần mít thường do tính độc, lạ của sản phẩm.

Vừa nói, chủ vườn vừa bóc mít cho người quay – chủ sở hữu kênh YouTube “Đi rừng và làm rẫy” ăn. Khi người này nói muốn xin quả mít về ăn, chủ vườn từ chối và không cho, chỉ cho ăn tại vườn và để lại hạt. Chủ vườn giải thích, sợ giống mít độc, lạ này bị phát tán ra bên ngoài.

Ngay bên dưới clip, nhiều người xem vào bình luận: “Câu (view) mạnh quá rồi ảnh hưởng người trồng mít quá”, “Clip có đầu tư kỹ lưỡng”, “Nhìn kỹ sẽ thấy vân mít có màu xanh”, “Có ai thấy ở phía sau có một trái màu xanh không, nhìn kỹ sẽ thấy”…

Xịt sơn làm clip câu view?

Bức xúc trước clip bịa đặt thông tin về mít da đỏ Bồ Đào Nha của kênh YouTube “Đi rừng và làm rẫy”, một YouTuber khác đã làm clip vạch mặt chiêu trò câu view này.

Người tố cáo khẳng định, chỉ một phút xịt sơn là mít gì cũng thành da đỏ được. Ảnh cắt từ clip. 

Người tố cáo khẳng định, chỉ một phút xịt sơn là mít gì cũng thành da đỏ được. Ảnh cắt từ clip. 

Ngày 21/6, kênh YouTube “Nhà vườn giống cây độc lạ...” đăng tải clip “Sự thật! Cây Mít Da Đỏ & Ruột Đỏ Trồng tại Việt Nam”.

Đứng bên cạnh cây mít với rất nhiều trái màu đỏ, nhân vật dẫn chuyện trong clip khẳng định: “Muốn có một trái mít như này thì rất là đơn giản, mình chỉ cần xịt sơn vào thôi. Mọi người nhìn kỹ, trên trái mít sẽ có một lớp ánh ánh, là do khi bị phủ một lớp sơn, còn nếu là màu tự nhiên thì không bao giờ ánh ánh như thế”.

Chủ clip này lên tiếng, người xem hãy là những người thông thái, xem thì phải biết người ta làm đúng hay sai. Để rồi đổ xô đi mua giống về trồng thì sẽ mất tiền oan.

“Em xin khẳng định lại một lần nữa, mít da đỏ, ruột đỏ là hoàn toàn không có trên thị trường Việt Nam hiện tại. Một số nơi hiện nay đang lấy clip câu view kia để bán giống mít. Bà con tuyệt đối không mua giống mít này vì không có trên thực tế, họ sẽ bán giống mít Thái hoặc mít thường thôi”, người này nói chắc nịch.

Mít tố nữ cũng có thể thành mít da đỏ chỉ với thao tác xịt sơn. Ảnh cắt từ clip. 

Mít tố nữ cũng có thể thành mít da đỏ chỉ với thao tác xịt sơn. Ảnh cắt từ clip. 

Để có thêm bằng chứng, chủ clip đã dùng một bình sơn nhỏ dạng xịt “thí nghiệm” ngay tại vườn trên một quả mít. Mất khoảng 30 giây, người này đã nhuộm đỏ quả mít, biến một quả mít da xanh thành da đỏ một cách dễ dàng.

PV đã liên hệ với chủ nhân clip tố hành vi xịt sơn đỏ lên quả mít để câu view. Anh này khẳng định, rất nhiều người đã và đang lợi dụng hình ảnh, clip của hai người đó để đi bán giống. Đau lòng là nhiều người quen, bạn bè đã trở thành nạn nhân khi mua giống mít này về trồng.

“Người làm clip chắc chỉ nghĩ đây là trò câu view kiếm tiền quảng cáo. Nhưng họ không hề nghĩ tới hậu quả cho người nông dân”, anh này chia sẻ.

Trao đổi với Báo NNVN, TS Nguyễn Mai Thơm, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và đào tạo nghề (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) khẳng định, trên thị trường hoàn toàn không có giống mít da đỏ, ruột đỏ. Những nơi rao bán giống mít này đều là lừa đảo, trục lợi từ việc bán giống.

Sau clip kể trên, ngày 23/6, kênh YouTube “Đi rừng và làm rẫy” tiếp tục đăng tải 1 clip cho biết, cây mít da đỏ Bồ Đào Nha đã bị kẻ gian chặt phá vào tối 21/6!?

“Không biết người ta ghen ăn tức ở kiểu gì mà chặt phá cây mít của tôi. Sao nhiều người lấy hình ảnh cây mít của tôi để đi bán các giống mít”, chủ vườn tiếp tục diễn.

Điều đáng bàn, clip câu view về giống mít da đỏ vẫn tiếp tục thu hút lượt xem và chia sẻ kinh hoàng trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng, hai nhân vật này nên “hạ màn” diễn và xin lỗi cộng đồng vì hành vi câu view bất chấp này.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm