Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 9/4/2025 5:48 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Bình Định ít mưa, nhưng các hồ chứa lớn vẫn tích đầy nước

Thứ Hai 18/12/2023 , 06:14 (GMT+7)

Năm nay Bình Định ít mưa, hiện trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có đợt lũ lớn nào. Mặc dù vậy, hiện các hồ chứa lớn của tỉnh đã tích đầy nước.

Trên địa bàn Bình Định hiện có 164 hồ chứa có dung tích từ 50.000m3 trở lên. Hiện dung tích các hồ chứa lớn nói trên đạt gần 608 triệu/682 triệu m3, bằng 89% dung tích thiết kế và 96% so với cùng kỳ năm 2022, tăng gần 107 triệu m3 so với mực nước cuối tháng 11/2023.

Hồ Núi Một ở xã Nhơn Tân (thị xã An Nhơn, Bình Định) hiện đã tích được hơn 81 triệu/110 triệu m3. Ảnh: V.Đ.T.

Hồ Núi Một ở xã Nhơn Tân (thị xã An Nhơn, Bình Định) hiện đã tích được hơn 81 triệu/110 triệu m3. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định, mùa mưa năm nay trên địa bàn Bình Định ít mưa, nhưng nhờ các hồ chứa lớn có diện tích lưu vực lớn nên tạo được dòng chảy về hồ chứa lớn, nhờ đó hiện đã tích được mực nước gần đạt dung tích thiết kế.

“Diện tích lưu vực là diện tích hứng mưa, trong chuyên môn ngành thủy lợi gọi là mô đun dòng chảy lũ. Những hồ chứa lớn thường có mô đun dòng chảy lũ lớn nên lượng nước mưa trên thượng nguồn đổ về hồ chứa lớn, nhờ đó các hồ chứa lớn và vừa ở Bình Định đến giờ này đã tích mực nước xấp xỉ dung tích thiết kế. Mỗi hồ chứa có một mô đun dòng chảy lũ khác nhau, hiện hồ Định Bình có mô đun dòng chảy lũ lớn nhất tỉnh Bình Định nên năm nay dù ít mưa nhưng hồ này đến nay đã tích được mực nước xấp xỉ dung tích thiết kế”, ông Nguyễn Văn Phú diễn giải.

Những hồ chứa nhỏ ở Bình Định do Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định quản lý hiện nước đã qua tràn như các hồ: Mỹ Bình, Sông Vố, Mỹ Đức, An Đỗ, Diêm Tiêu, Tây Dâu, Trinh Vân, Núi Miếu, Tam Sơn… Các đơn vị quản những hồ này đang cho lưu lượng nước đi ngang bằng với lưu lượng nước đến để đảm bảo an toàn hồ.

Hồ Thạch Khê ở huyện Hoài Ân (Bình Định) hiện đã tích được gần 6,5 triệu/7,38 triệu m3 nước. Ảnh: V.Đ.T.

Hồ Thạch Khê ở huyện Hoài Ân (Bình Định) hiện đã tích được gần 6,5 triệu/7,38 triệu m3 nước. Ảnh: V.Đ.T.

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, toàn tỉnh có 164 hồ chứa với tổng dung tích chứa 682 triệu m3, trong đó Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định quản lý 63 hồ (62 hồ chứa lớn và 1 hồ chứa vừa) với tổng dung tích chứa 640 triệu m3; Trung tâm Giống nông nghiệp Bình Định quản lý 2 hồ chứa nhỏ có tổng dung tích chứa 0,326 triệu m3; các địa phương quản lý 99 hồ (36 hồ chứa vừa và 63 hồ chứa nhỏ) với tổng dung tích chứa 40 triệu m3.

Trước mùa mưa lũ năm 2023, qua kiểm tra hiện trạng các hồ chứa trên địa bàn, ngành chức năng Bình Định đã quyết định tích nước hạn chế 23 hồ chứa, trong đó có 13 hồ đã được bố trí nguồn vốn sửa chữa, nâng cấp; 10 hồ chứa chưa được bố trí nguồn vốn sửa chữa, nâng cấp.

“Đối với các hồ chứa đã xuống cấp, hư hỏng nặng, phải hạn chế tích nước trong mùa mưa lũ năm 2023, Sở NN-PTNT Bình Định đề nghị ngành chức năng và các địa phương phải thường xuyên kiểm tra, chuẩn bị tốt phương án “4 tại chỗ” để kịp thời ứng phó khi có sự cố”, ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định nói.

“Đáng quan ngại là những hồ nhỏ như các hồ: Cây Khế, Ân Đôn, Văn Kiến Đức, Trường Sơn, Văn Định, Diêm Tiêu, Cửa Khâu, Phú Dõng, Tân Thắng, Mỹ Thuận, Chánh Hùng, Cây Da hiện mới tích được trên dưới 50% dung tích thiết kế, vụ đông xuân 2023 - 2024 tới đây phải tưới hết sức tiết kiệm. Vụ hè thu 2024 vẫn có nguy cơ chống hạn cho những diện tích sản xuất lúa sử dụng nước những hồ chứa nói trên”, ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định cho biết.

Xem thêm
Đàn vật nuôi Bình Định tăng đều trong quý I

Sau Tết, người chăn nuôi ở Bình Định tích cực tái đàn nên đàn vật nuôi ở tỉnh này tăng đều trong quý I/2025.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

BÌNH DƯƠNG Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Ngành thủy sản cần bình tĩnh, chủ động tối ưu chuỗi giá trị

Người dân, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần tránh tâm lý lo sợ dẫn đến tình trạng thu hoạch ồ ạt thủy sản nuôi hoặc hạn chế sản xuất, xuống giống...

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất