| Hotline: 0983.970.780

Bình Liêu tập trung nâng chất nông thôn mới

Thứ Tư 02/03/2022 , 10:04 (GMT+7)

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đang tập trung xây dựng, thực hiện các giải pháp hiệu quả, phù hợp với thực tiễn để phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm 2022.

UBND huyện đã xây dựng và ban hành kế hoạch để hướng đến mục tiêu xây dựng Bình Liêu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2022. Trong đó, về nguồn lực, huyện tiếp tục bố trí, cân đối, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước cũng như tiếp tục huy động nguồn xã hội hóa, sự vào cuộc tích cực của người dân để xây dựng NTM.

Theo đó, Bình Liêu phấn đấu có 6/6 xã đạt chuẩn NTM, thêm 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, thị trấn Bình Liêu đạt chuẩn đô thị văn minh theo bộ tiêu chí quốc gia dự thảo giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng NTM; hoàn thành 9 tiêu chí và 30 chỉ tiêu huyện đạt chuẩn NTM; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn phấn đấu đạt trên 56 triệu đồng/người/năm; hoàn thiện chất lượng 26 thôn đạt chuẩn NTM.

Xác định việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, đảm bảo kết nối liên thông tổng thể, thúc đẩy liên kết vùng là khâu quan trọng, huyện đang triển khai công tác khảo sát và đã lập 33 dự án hạ tầng khởi công mới năm 2022 và giai đoạn 2022 - 2025.

Đến nay, diện tích trồng cây dong riềng để sản xuất miến dong của huyện Bình Liêu đã đạt gần 120ha.

Đến nay, diện tích trồng cây dong riềng để sản xuất miến dong của huyện Bình Liêu đã đạt gần 120ha.

Cụ thể, cán bộ công nhân xây dựng, lắp đặt công trình tuyến cống hộp thay thế đường tràn qua thôn Bản Chuồng (xã Lục Hồn) đang đẩy nhanh tiến độ để nhanh chóng hoàn thiện trong tháng 4. Trước đó, năm 2021, tại các xã Đồng Văn, Vô Ngại, Lục Hồn, Húc Động, Đồng Tâm và thị trấn Bình Liêu, huyện đã nghiên cứu triển khai đầu tư xây dựng hệ thống cống hộp và đường dẫn thay thế 12 đường tràn trên địa bàn huyện với tổng chiều dài trên 2,2km, tổng mức đầu tư trên 56 tỷ đồng.

Đây là những công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm khắc phục tình trạng chia cắt cục bộ, gián đoạn giao thông giữa các thôn bản trên địa bàn vào mùa mưa lũ. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, đảm bảo an ninh, quốc phòng của địa phương.

Hiện nay, nhiều mô hình tổ chức sản xuất tại các xã, thôn của huyện phát triển đi vào chiều sâu. Đơn cử như mô hình sản xuất sản phẩm miến dong hiện có 3 dự án liên kết giữa hợp tác xã, doanh nghiệp và người dân nên không còn xảy ra tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu như vài năm trước. Qua đó, giải quyết triệt để bài toán tiêu thụ nông sản cho người dân. Đồng thời, phát huy vai trò của các hợp tác xã và doanh nghiệp trong liên kết sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Để phát triển kinh tế, người dân tích cực chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp; phát triển lâm nghiệp theo hướng trồng cây lâu năm phù hợp với thổ nhưỡng và cho thu nhập cao như hồi, quế, sở, thông. Cụ thể, trong năm 2021, sản lượng hoa hồi trên địa bàn đạt 786 tấn, bằng 217,7% năm 2020; quế vỏ 494,2 tấn, bằng 207,6% năm 2020; nhựa thông 780 tấn, bằng 339% năm 2020; hạt sở 657 tấn, bằng 547,5% so với năm 2020. Từ đó, tạo nguồn thu nhập ổn định, nâng cao mức sống cho người dân trên địa bàn. Đến hết năm 2021, huyện Bình Liêu chỉ còn 127 hộ nghèo, chiếm 1,31%, hộ cận nghèo còn 312 hộ, chiếm 2,63%.

Ngoài ra, huyện Bình Liêu cũng triển khai xây dựng kế hoạch kích cầu du lịch, đưa hoạt động du lịch vào chiều sâu, có chất lượng. Trong đó, lồng ghép các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn riêng có gắn với các yếu tố như bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của miền biên viễn. Qua đó, từng bước thay đổi bộ mặt NTM, nâng cao mức sống của người dân trên địa bàn huyện.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Phát triển sản phẩm OCOP từ nông sản chủ lực

Đắk Lắk đã tập trung vào phát triển các sản phẩm chủ lực đặc sản của địa phương như: cà phê, bơ, sầu riêng, ca cao, mắc ca…để xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP.