| Hotline: 0983.970.780

Bình Phước đối phó khẩn cấp dịch tả lợn Châu Phi

Chủ Nhật 12/05/2019 , 17:10 (GMT+7)

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước tổ chức cuộc họp khẩn với sự tham gia của Chi cục thú y vùng 6, lãnh đạo các địa phương từ cấp xã trở lên và các phòng, ban chuyên môn nhằm đối phó dịch tả lợn Châu Phi.

Ngay sau khi phát hiện dịch tả lợn Châu Phi đã hiện diện tại địa phương (đàn heo của gia đình ông Nguyễn Đức Nhân, ở KP.Tân Liên, TT.Tân Phú, huyện Đồng Phú), 

16-50-13_nh_1
Cuộc họp khẩn của Sở NN-PTNT tỉnh Bình phước và UBND huyện Đồng Phú nhằm đưa ra giải pháp cấp bách phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.

Trao đổi tại cuộc họp, Thạc sĩ Bùi Huy Hoàng, Chi cục phó Chi cục thú y vùng 6 nhấn mạnh, virus dịch tả lợn Châu Phi có thể tồn tại trong môi trường sống bình thường rất lâu. Như ở trong thịt hoặc xúc xích, virus có thể tồn tại từ 300 đến 1.000 ngày, nếu trong phân heo hoặc tiết heo không xử lý triệt để sẽ vẫn có khả năng gây bệnh.

Trong phòng, chống dịch bệnh, nếu chỉ chăm chăm vào việc tiêu hủy heo bệnh mà không xử lý triệt để vấn đề môi trường thì nguy cơ lây lan dịch bệnh trên diện rộng là rất lớn.

Mục tiêu lớn nhất hiện nay chính là không để dịch lây ra diện rộng theo tinh thần của Thủ tướng Chính Phủ đã chỉ đạo “chống dịch phải như chống giặc”.

Đồng thời, ông Hoàng đề nghị các địa phương cần thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp tiêu độc, vệ sinh trong khu vực chuồng trại có dịch. Xác định đâu là vùng dịch, đâu là vùng đi tiếp, vùng nguy cơ…

Ông Trần Văn Phương, Giám đốc trung tâm dịch vụ nông nghiệp (TTDVNN), Sở NN-PTNT tỉnh Bình phước cho biết, ngày 21/3/2019, tỉnh Bình Phước đã ban hành kế hoạch số 69 về ứng phó khẩn cấp đối với dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh. Trong đó có 2 tình huống được triển khai là phòng ngừa, ngăn chặn dịch vào địa bàn và chống dịch trong trường hợp địa phương có heo bị nhiễm, ngăn chặn lây lan rộng.

“Căn cứ tình hình thực tế, Chúng tôi sẽ tiếp tục bám sát, hướng dẫn địa phương về kỹ thuật, phương pháp tiêu hủy, tiêu độc khử trùng…Đây được coi là trường hợp tập sự của tỉnh cũng như địa phương để lỡ có xảy ra tiếp những trường hợp khác nữa, nhiều hơn nữa thì chúng ta sẽ có kinh nghiệm để xử lý”, ông Phương cho biết.

16-50-13_nh_3
Tiêu huỷ heo bị dịch và xử lý sát trùng khu vực dịch tại TT.Đồng Phú, tỉnh Bình Phước ngày 9/5/2019.

Ông Nguyễn Văn Tặng, PCT UBND Huyện Đồng Phú cho biết: “khi có kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng 6, phát hiện dịch tả lợn châu phi ở trên địa bàn thị trấn Tân Phú thì huyện đã chỉ đạo tổ chức tiêu hủy toàn bộ heo bệnh, tiêu độc khử trùng, khoanh vùng phạm vi dịch.

Đồng thời triển khai 11 nội dung biện pháp để xử lý theo kế hoạch của tỉnh đã đề ra trước đó. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch đối với nhân dân. Đặc biệt là 2 xã Tân Tiến và Tân Lợi là 2 xã ở vùng uy hiếp dịch bệnh”.

Trước diễn biến của dịch tả lợn trên địa bàn tỉnh Bình Phước, ông Trần Văn Lộc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước có hơn 11.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, hơn 250 trại chăn nuôi tập trung, với tổng đàn gần 740.000 con. Riêng huyện Đồng Phú có trên 71 ngàn con lợn, trong đó phần lớn nuôi tập trung ở các trang trại.

Theo nhận định ban đầu là do thức ăn thừa nên mức độ, khả năng lây lan có thể không dừng lại chỉ ở hộ đó mà còn các hộ khác nữa. Trong quá trình xử lý sát trùng do ảnh hưởng mưa, thời tiết có thể ảnh hưởng nguồn nước và phát tán ra xa hơn.

16-50-13_nh_2
Nếu chỉ chăm chăm vào việc tiêu hủy heo bệnh mà không xử lý triệt để vấn đề môi trường thì nguy cơ lây lan dịch bệnh trên diện rộng là rất lớn.

“Ban đầu chỉ có 1 hộ, ngày hôm sau thì lan ra 3 hộ, tại 2 địa phương ở huyện Đồng Phú có lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Điều đó cho thấy mức độ lây lan của dịch rất khó lường. Sở đề nghị các địa phương cần chỉ đạo toàn hệ thống, đặc biệt là thú y, bám sát địa phương, theo dõi sát tình hình trong những ngày sắp tới để kịp thời ứng phó khi phát hiện dịch. Đồng thời có phương án phòng dịch chi tiết”, ông Lộc nhấn mạnh.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.