| Hotline: 0983.970.780

Bình Phước hướng tới chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Thứ Sáu 28/07/2023 , 18:54 (GMT+7)

Nhằm hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, ngày 28/7, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức hội thảo thúc đẩy chuyển đổi số.

Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Giám đốc Sở TT-TT tỉnh Bình Phước thông tin tại Hội thảo.

Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Giám đốc Sở TT-TT tỉnh Bình Phước thông tin tại Hội thảo.

Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Bình Phước cho biết, năm 2022, tỉnh đứng thứ 12 so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam bộ. Trong đó, chính quyền số xếp thứ 12, kinh tế số xếp thứ 22, xã hội số xếp thứ 14.

Tỉnh đã hoàn thành 22 chỉ tiêu trong 39 chỉ tiêu theo kế hoạch hoạt động năm 2023 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt mức xấp xỉ 100%; hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến trên 97%; hồ sơ thủ tục hành chính thực hiện số hóa cấp tỉnh đạt trên 98%; thanh toán trực tuyến các dịch vụ công với gần 26.500 giao dịch với tổng số tiền gần 120 tỷ đồng.

Nhìn chung, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, thực hiện. Chỉ số chuyển đổi số của tỉnh có sự chuyển biến tích cực. Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chính quyền điện tử đã từng bước hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu cơ bản của hoạt động chính quyền điện tử.

Tỉnh đã hoàn thành phủ sóng mạng 3G, 4G, Internet băng thông rộng cố định, truyền hình số mặt đất. Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh sử dụng công nghệ ảo hóa, bảo đảm năng lực tính toán, dung lượng lưu trữ phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số.

Ngành điều Bình Phước từng bước ứng dụng số vào chế biến nâng cao hiệu quả sản xuất.

Ngành điều Bình Phước từng bước ứng dụng số vào chế biến nâng cao hiệu quả sản xuất.

"Đặc biệt, ngày 30/6 vừa qua, tỉnh đã khai trương phần mềm tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Phước, chính thức quyết tâm tập trung triển khai số hóa lĩnh vực đất đai với mục tiêu đến cuối năm 2023, 100% thông tin đất đai trên toàn tỉnh được số hóa và đưa vào cơ sở dữ liệu để khai thác. Đây là những kết quả bước đầu để Bình Phước tiếp tục có lộ trình chuyển đổi số phù hợp trong thời gian tới”, ông Phong nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các đơn vị viễn thông cũng như các công ty cung cấp nền tảng số, giải pháp số đã có nhiều tham luận chia sẻ các nội dung về nền tảng số, giải pháp số cũng như kết quả thực hiện quá trình chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị.

Qua đó, các công ty cung cấp nền tảng số đã có những định hướng, giải pháp và sản phẩm phù hợp để giúp Bình Phước nắm bắt được những nội dung, giải pháp, cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp và các giải pháp an toàn thông tin trong chuyển đổi số.

Ngành nông nghiệp địa phương từng bước ứng dụng số vào sản xuất.

Ngành nông nghiệp địa phương từng bước ứng dụng số vào sản xuất.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh khẳng định, Bình Phước luôn ưu tiên, sắp xếp các nhiệm vụ, công việc chuyển đổi số theo thứ tự ưu tiên, lĩnh vực nào doanh nghiệp, người dân cần thì chuyển đổi trước; chuyển đổi trong từng lĩnh vực tiến tới chuyển đổi toàn diện, chuyển đổi số có trọng tâm, trọng điểm và chuyển đổi số lấy người dân làm chủ thể, làm động lực của sự phát triển.

Đây là 3 mục tiêu mà Bình Phước luôn kiên trì trong quá trình chuyển đổi số. Bên cạnh đó, Bình Phước cũng đẩy mạnh truyền thông về chuyển đổi số một cách tích cực, thường xuyên.

“Hội thảo nhằm tìm kiếm các giải pháp, cơ chế, chính sách để đẩy mạnh chuyển đổi số của tỉnh; giúp người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các dịch vụ, nền tảng, giải pháp số để chuyển đổi số và áp dụng vào các hoạt động sản xuất - kinh doanh làm tăng năng suất, hiệu quả.

UBND tỉnh Bình Phước đề nghị các sở, ngành, cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường truyền thông về chuyển đổi số, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, đồng thời tiếp tục phát triển hạ tầng số, nhân lực số, dữ liệu số cũng như bảo đảm an toàn thông tin”, bà Trần Tuyết Minh nhấn mạnh.

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Giá dứa cao, đồng bào phấn khởi

LÀO CAI Giá dứa bán tại nương đạt khoảng 6.000 đồng/kg, tại nhà máy từ 8.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, người dân huyện Mường Khương phấn khởi vì có lãi cao.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất