| Hotline: 0983.970.780

Bình Thuận: 9.500ha đất 'khát'

Thứ Năm 10/05/2018 , 08:45 (GMT+7)

Đó là nỗi lo lắng của ông Nguyễn Hữu Phước, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Thuận, khi lịch thời vụ gieo trồng vụ HT đã bắt đầu từ ngày 5/4, nhưng đến nay các hồ chứa nhỏ đã cạn kiệt.

Nhiều địa phương đang sử dụng nguồn nước ưu tiên phục vụ sinh hoạt, nước uống cho gia súc và tưới cho cây thanh long và các loại cây ăn quả khác.
 

Ưu tiên nước theo thứ tự

Ông Võ Đức Anh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Bình Thuận cho biết, tính đến ngày 8/5, lượng nước hữu ích trong các hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn còn 79/259,40 triệu m3, đạt hơn 30% so với dung tích hữu ích thiết kế. Đáng lưu ý nhiều hồ chứa nhỏ hiện dưới hoặc xấp xỉ cao trình mực nước chết như Tà Mon (Hàm Thuận Nam), Sông Phan (Hàm Tân), Núi Đất (TX La Di), Trà Tân (Đức Linh)…

14-12-17_1
14-12-17_2
Bình Thuận sẽ ưu tiên nguồn nước phục vụ sinh hoạt, gia súc và điều tiết nước sản xuất vụ HT hợp lý

Bên cạnh đó, lượng nước trữ tại hồ thủy điện cũng đang ở mức nước thấp, cụ thể Đại Ninh 63/251,73 triệu m3, đạt 25% so với dung tích hữu ích thiết kế; Hàm Thuận 118/522,50 triệu m3, đạt 22% so với dung tích hữu ích thiết kế.

Trong khi đó, theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Bình Thuận, mùa mưa năm 2018 ở Bình Thuận khả năng bắt đầu từ thời kỳ giữa tháng 5 (từ tháng 5 đến tháng 11) nhiều nơi phổ biến xấp xỉ và dưới TBNN. Tổng lượng mưa trong các tháng 5, 6, 7, 8 ở mức xấo xỉ TBNN, từ tháng 9 đến tháng 11 ở mức xấp xỉ và dưới TBNN. Lượng mưa tập trung nhiều vào các tháng đầu và giữa mùa (từ tháng 5 đến tháng 8), các trận mưa lớn khả năng sẽ xảy ra chủ yếu trong các tháng này. Tuy nhiên khu vực phía Bắc của tỉnh mùa mưa đến chậm hơn vào tháng 6 và 7.

Do đó, để chủ động phòng, chống hạn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất vụ HT và sinh hoạt cho người dân trong mùa khô năm 2018, tỉnh Bình Thuận ưu tiên nước trước tiên cho sinh hoạt, chăn nuôi và tưới cho cây thanh long đến cuối tháng 5/2018.

Về kế hoạch cấp nước vụ HT, ông Nguyễn Hữu Phước, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, khung thời vụ sản xuất trên địa bàn bắt đầu từ ngày 05/4 đến 30/6, với tổng diện tích 52.452ha, gồm lúa và màu 33.892ha, thanh long 18.028ha, nuôi trồng thủy sản 442ha.

Theo ông Phước, tỉnh đang áp dụng nhiều giải pháp sử dụng nguồn nước hiệu quả như chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao sử dụng ít nước, đồng thời áp dụng các giải pháp công nghệ tưới tiết kiệm nước trong sản xuất với diện tích khoảng 15.000ha.
Tuy nhiên giải pháp căn cơ ổn định lâu dài về nguồn nước là phải nhanh chóng xây dựng các hồ chứa theo quy hoạch như Sông Lý (Bắc Bình) dung tích 100 triệu m3; hồ Ka Pét (Hàm Thuận Nam) dung tích 51 triệu m3 và hồ La Ngà 3 (Tánh Linh) dung tích 470 triệu m3.

Trong đó, diện tích cấp nước tưới chủ động cho cây thanh long sử nguồn nước thủy lợi, thủy điện 18.028ha. Diện tích cấp nước tưới chủ động cho cây lúa và cây màu sử nguồn nước thủy lợi, thủy điện 24.231ha. Số diện tích cây lúa và cây màu khoảng 9.500ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình sẽ bố trí sản xuất khi có mưa trong tháng 5 hoặc tháng 6 tới.
 

Giải pháp

Để bảo đảm canh tác thắng lợi vụ HT theo kế hoạch đã được tỉnh giao, đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho người dân, ông Phước đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện tốt các giải pháp.

Theo đó, đối với Chi cục Thủy lợi đôn đốc đơn vị quản lý sử dụng công trình thủy lợi thực hiện công tác vận hành công trình, điều tiết nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất vụ HT hợp lý.

Chủ động làm việc với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, phối hợp chặt chẽ với Cty thủy điện Đại Ninh, Cty CP thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, Cty TNHH MTV KTCTTL tận dụng lượng nước chạy máy phát điện từ hai nhà máy thủy điện Đại Ninh và Hàm Thuận - Đa Mi cấp nước sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Đức Linh.

Chi cục Trồng trọt - BVTV đôn đốc các địa phương tổ chức sản xuất vụ hè thu, đảm bảo theo đúng lịch thời vụ sản xuất của Sở NN-PTNT đưa ra tại công văn số 1010/SNN-VP ngày 09/4/2018.

Đối với Cty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, đề nghị triển khai nạo vét kênh trục chính, hệ thống kênh cấp dưới; sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị máy bơm, máy đóng mở cửa cống lấy nước; đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa công trình thủy lợi trong kế hoạch sửa chữa lớn năm 2018 để sẵn sàng cấp nước tưới nông nghiệp, sinh hoạt trong thời gian còn lại mùa khô.

Tính toán, cân đối, xây dựng lịch cấp nước cụ thể từng hệ thống công trình; thông báo cho chính quyền và nhân dân các địa phương trong tỉnh biết để chủ động tổ chức sản xuất. Tận dụng triệt để lượng nước tự nhiện trên các lưu vực sông, suối; lượng nước chạy máy của thủy điện Đại Ninh trữ vào hồ chứa, ao bàu, đập dâng, kênh trục lớn, dự trữ nước tưới và sinh hoạt.

14-12-17_4
14-12-17_3
Nhiều hồ chứa nhỏ dưới và xấp xỉ cao trình mực nước chết

Có biện pháp quản lý, bảo vệ chặt chẽ lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi; thực hiện việc phân phối nước hợp lý; áp dụng đồng bộ phương pháp cấp nước tưới luân phiên trong tất cả các hệ thống công trình thủy lợi để tiết kiệm nước…

Cân đối nguồn nước để sản xuất hợp lý

Trước nguy cơ cây trồng thiếu nước tưới, Sở NN-PTNT Bình Thuận đề nghị Phòng Nông nghiệp các huyện rà soát lại kế hoạch sản xuất vụ HT, phối hợp với Chi nhánh KTCTTL trực thuộc Cty KTCTTL xem xét khả năng về nguồn nước trong công trình thủy lợi, từ đó tham mưu cho UBND huyện, TX có chỉ đạo tổ chức sản xuất cho phù hợp với khả năng cân đối của nguồn nước; bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý để đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả; nghiêm cấm người dân tự ý sản xuất tại các khu vực không nằm trong kế hoạch, nhằm tránh thiệt hại do thiếu nước gây ra.

Đồng thời hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm nước, chuẩn bị các máy bơm di dộng, máy bơm dã chiến để sẵn sàng ứng phó kịp thời trong mọi tình huống thiếu nước xảy ra.

KS

 

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.