| Hotline: 0983.970.780

Bồ Đề 688 cứu lúa ngộ độc hóa học đất và nhiễm phèn, mặn

Thứ Năm 16/03/2017 , 08:47 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu với những biểu hiện của thời tiết cực đoan như mưa bão bất thường, hạn hán và xâm nhập mặn đang gây ra những tác động to lớn đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Trong đó, khu vực ĐBSCL được dự báo là sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với khoảng 30% diện tích bị nhiễm mặn, nhiễm phèn và thiếu nước ngọt trầm trọng, gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Trong đợt hạn, mặn lịch sử vừa qua, hầu hết các tỉnh như: Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre... đều bị thiệt hại rất nặng nề, với hàng trăm ngàn ha lúa bị chết.

08-30-14_2-cc-di-bieu-thm-qun-thuc-te-ruong-lu-cu-nong-dn-o-ging-thnh-dnh-gi-lu-d-phuc-hoi-tot-su-khi-su-dung-phn-bon-sinh-hoc-bo-de-688-1
Lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh về thăm quan ruộng lúa của nông dân ở Giang Thành, đánh giá lúa đã phục hồi tốt sau khi sử dụng phân bón sinh học Bồ Đề 688

 

Để khôi phục sản xuất, Chính phủ, các Bộ, ngành, Trung ương Hội Nông dân và Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đối phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Trong đó, ưu tiên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất các giống có khả năng chống chịu phèn, mặn và thời tiết khắc nghiệt. Đồng thời, tìm ra các giải pháp sản xuất thông minh, biền vững, thích ứng được với tình hình biến đổi khí hậu.

Trước tình hình đó, liên danh Cty CP Nông nghiệp công nghệ cao, Cty Bạch Đằng - Bộ Công an, đã nghiên cứu và ứng dụng thành công mô hình sử dụng phân bón sinh học Bồ Đề 688 để cải tạo đất, cứu lúa bị ngộ độc phèn, mặn và ngộ độc hóa học đất tại một số tỉnh, thành khu vực ĐBSCL.

Tại huyện Vị Thủy, Hậu Giang, mô hình cánh đồng lúa hữu cơ sử dụng phân bón sinh học Bồ Đề 688 đã cho hiệu quả cao, cả về mặt kinh tế lẫn môi trường. Lợi nhuận mô hình mang lại trong vụ ĐX 2016 - 2017 đạt 26 triệu đồng/ha so với phương pháp sản xuất truyền thống là 15 triệu đồng/ha. Tổng kết đánh giá mô hình này, có sự tham dự của đại diện Trung ương Hội Nông dân và lãnh đạo ngành nông nghiệp 13 tỉnh, thành ĐBSCL.

Tại tỉnh Kiên Giang, vụ lúa ĐX 2016 - 2017, một số nông dân ở huyện Giang Thành đã sử dụng phân bón sinh học Bồ Đề 688 để cứu hàng trăm ha lúa khỏi bị chết rụi do ngộ độc phèn quá nặng.

Anh Nguyễn Thanh Sơn (ĐT 0911013924), có 146ha đất lúa, trong đó có 60ha tại ấp T4, xã Vĩnh Phú, Giang Thành. Đây là diện tích nằm trong vùng rốn lũ Tứ giác Long Xuyên, đất bị nhiễm phèn rất nặng. Hơn nữa, ruộng anh Sơn mới được khai phá từ đất lâm, rừng tràm, chuyển sang làm lúa 2 vụ chưa bao lâu, tầng đất mặt bị cày xới nên xì phèn rất nặng.

08-30-14_1-ruong-lu-cu-nh-son-bi-ngo-doc-phen-nng-d-duoc-phn-bon-sinh-hoc-bo-de-688-cuu-nguy-r-re-moi-dng-phuc-hoi-tot
Ruộng lúa của anh Sơn bị ngộ độc phèn nặng đã được phân bón sinh học Bồ Đề 688 cứu nguy, ra rễ mới, đang phục hồi tốt
 

Anh Sơn cho biết: “Vụ đầu tiên khi mới khai phá, toàn bộ diện tích 60ha này làm lúa bị mất trắng. Đây là vụ thứ 2, lúa gieo sạ được 20 ngày thì có dấu hiệu ngộ độc phèn, vàng lá và rụi dần. May mà tôi biết được phân bón sinh học Bồ Đề 688, phun cấp cứu, hiện lúa đã phục hồi được khoảng 70 - 80%, cây phát triển, ra rễ mới rất nhiều, hy vọng sẽ có vụ mùa khả quan”.

Có được sản phẩm này, anh Sơn như người “chết đuối vớ được cọc”. Theo đó, khi anh đang buồn rầu vì lúa bị ngộ độc phèn cứ rụi dần thì tình cờ nghe chuyên mục nông thôn trên đài, biết được phân bón sinh học Bồ Đề 688 có thể cứu được lúa bị nhiễm phèn, nhiễm mặn và ngộ độc hóa học đất. Sau khi liên hệ bằng điện thoại, liên danh Cty CP Nông nghiệp công nghệ cao, Cty Bạch Đằng - Bộ Công an (đơn vị sản xuất và kinh doanh phân bón sinh học Bồ Đề 688), đã cử cán bộ kỹ thuật xuống tận ruộng của anh Sơn xem xét, khẳng định có thể cứu được, với cam kết chắc nịch: “Không cứu được lúa sẽ không thu tiền”.

08-30-14_hoi-nghi-bo-de-688
Hội nghị tổng kết đánh giá mô hình cánh đồng lúa hữu cơ tại Hậu Giang, có sự tham dự của đại diện Trung ương Hội Nông dân và lãnh đạo ngành nông nghiệp 13 tỉnh, thành ĐBSCL

 

Phân bón sinh học Bồ Đề 688 với công nghệ sinh học tiên tiến, có khả năng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây lúa và cho đất, giúp cây khỏe mạnh, kháng lại bệnh hại, đạt năng suất, chất lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho nhà nông. Bà con nông dân có nhu cầu tư vấn và sử dụng sản phẩm phân bón sinh học Bồ Đề 688, xin liên hệ: 01273911111.

Mới đây, tại buổi hội thảo đầu bờ, trong đó có sự tham dự của lãnh đạo Hội Nông dân 4 tỉnh Tiền Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, các đại biểu đều khẳng định ruộng lúa của anh Sơn đã được cứu sống, cây phát triển và đẻ nhánh tốt, rễ ra nhiều và trắng. Trong khi đó, phần ruộng anh Sơn chừa lại để đối chứng lúa chết nhiều, toàn bộ rễ thúi đen. Những ruộng lúa xung quanh khu vực chết loang lổ, nước mương trong vắt, đóng xuống đáy lớp bùn phèn vàng khè, không bóng dáng tôm, cá.

Tương tự, hộ anh Lê Hữu Nhuận có 30ha đất lúa ở gần khu vực ruộng anh Sơn, lúa cũng bị thiệt hại do ngộ độc phèn. Theo anh Nhuận, qua 3 năm khai phá đất hoang làm lúa (6 vụ), dù đã sử dụng phân lân, vôi để bón lót rất nhiều để hạ phèn nhưng lúa vẫn chết rụi, năng suất chỉ đạt 200 - 300kg/công, trong khi ít nhất phải đạt từ 600kg trở lên mới mong huề vốn. Thấy ruộng anh Sơn sử dụng phân bón sinh học Bồ Đề 688 hiệu quả, anh Nhuận cũng đăng ký sử dụng. Và rồi, “tai nghe, mắt thấy” nhiều nông dân quanh vùng cũng tin tưởng, tìm đến sự trợ giúp của phân bón sinh học Bồ Đề 688 để cứu lúa.

Sau khi thăm ruộng của anh Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh kiên Giang Trần Chí Viễn đánh giá, qua hơn 20 ngày sử dụng phân bón sinh học Bồ Đề 688, bước đầu khẳng định lúa đã phục hồi, xanh tốt trở lại, hy vọng đến cuối vụ nông dân sẽ thu được năng suất, ít ra cũng không bị lỗ vốn. Xu hướng tới, Hội Nông dân các cấp sẽ chỉ đạo, hướng dẫn nông dân tăng cường sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nâng cao giá trị sản phẩm. Theo đó, khuyến khích nông dân sử dụng các loại phân bón hữu cơ, vi sinh, thuốc sinh học thay cho sản phẩm hóa học độc hại, trong đó có phân bón sinh học Bồ Đề 688.

Ông Nguyễn Văn Thảo, Giám đốc Chi nhánh Bồ Đề 688 tại miền Tây cho biết, hiện trạng đất bị ngộ độc hóa học do lạm dụng phân bón vô cơ trong thời gian dài; đất nhiễm phèn, nhiễm mặn ở khu vực ĐBSCL khá phổ biến. Canh tác trên nền đất này, sẽ dẫn đến tình trạng cây lúa bị nghẹt rễ, khó phát triển, gây nhiều bệnh hại, nặng sẽ gây ngộ độc, thối rễ và chết rụi dần.

Sử dụng phân sinh học Bồ Đề 688 sẽ làm cân bằng độ pH, giảm phèn, giảm mặn, cải tạo tình trạng ngộ độc hóa học đất, giúp cây trồng hấp thu được dinh dưỡng trong đất, đồng thời tăng khả năng đề kháng sâu bệnh, giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất, tạo ra nông sản an toàn cho bà con nông dân.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm