| Hotline: 0983.970.780

Bộ giống lúa của Vinaseed ‘vững chân’ trên đồng đất xứ Quảng

Thứ Bảy 29/04/2023 , 11:24 (GMT+7)

QUẢNG NAM Những giống lúa cũ luôn ổn định về năng suất, chất lượng; những giống mới đầy tiềm năng là những phẩm chất mà bộ giống của Vinaseed đã thể hiện ở vùng đất Quảng Nam.

Nhiều giống lúa duy trì sự ổn định

Đi dọc khắp các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời điểm này, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh những cánh đồng lúa chín trải vàng như thảm. Năm nay, lúa được mùa, được giá khiến nông dân càng thêm phấn khởi. Thành quả này ngoài sự cần cù, chịu khó của bà con thì một phần không thiếu chính là nhờ những giống lúa chất lượng được đưa vào sản xuất.

Giống lúa Thiên ưu 8 vẫn duy trì năng suất, chất lượng ổn định qua nhiều năm. Ảnh: Lê Khánh.

Giống lúa Thiên ưu 8 vẫn duy trì năng suất, chất lượng ổn định qua nhiều năm. Ảnh: Lê Khánh.

Những năm qua, khi nhiều giống lúa được sử dụng lâu năm dần thoái hóa, năng suất, chất lượng giảm sút, người dân ở Quảng Nam không ngừng đưa những giống lúa mới tốt hơn để thay thế. Sau nhiều mùa vụ và thực tế canh tác, những giống lúa mới này đã phát huy được ưu điểm vượt trội, thích ứng tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong số những giống lúa mới chất lượng này, không thể không nhắc đến bộ giống của Vinaseed Group. Hiện nay, những giống lúa của đơn vị này đã có mặt ở hầu hết các địa phương có diện tích trồng lúa lớn của tỉnh Quảng Nam. Ngoài những giống lúa đã khẳng định được tên tuổi qua nhiều năm như Thiên ưu 8, VNR20 thì những giống lúa mới có mặt tại đây như ĐB18, VNR10 cũng đang được kỳ vọng với tiềm năng phát triển lớn.

Gắn bó nhiều năm với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương Quảng Nam (Vinaseed Quảng Nam - đơn vị trực thuộc Vinaseed Group), ông Võ Văn Chín, Giám đốc HTX Nông nghiệp Quế Phú (Quế Sơn, Quảng Nam) cho biết, vào năm 2017, HTX phối hợp với Công ty thực hiện mô hình trình diễn giống lúa Thiên ưu 8. Ngay trong vụ trình diễn đầu tiên này, các thành viên trong HTX đều rất hài lòng với những ưu điểm mà Thiên ưu 8 đã thể hiện. Vậy nên, ngay vụ đông xuân tiếp theo, HTX Quế Phú đã mở rộng quy mô sản xuất lên 20ha.

“Đến nay, diện tích giống lúa Thiên ưu 8 mà chúng tôi canh tác mỗi năm trung bình từ 60 – 70ha. Qua nhiều năm như vậy, giống lúa này vẫn duy trì sự ổn định tuyệt vời, thích ứng cực kỳ tốt trong vụ đông xuân trên nhiều chân đất khác nhau. Đặc biệt, năng suất hầu như ở đây không có giống nào có thể vượt qua được. Dù trong điều kiện thời tiết, khí hậu như thế nào, Thiên ưu 8 vẫn đạt trung bình khoảng 8 tấn/ha, thậm chí có những vùng lên đến 10 tấn/ha”, ông Chín chia sẻ.

Giống VNR20 là một trong những giống lúa chất lượng được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lựa chọn để canh tác. Ảnh: Lê Khánh.

Giống VNR20 là một trong những giống lúa chất lượng được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lựa chọn để canh tác. Ảnh: Lê Khánh.

Sau Thiên ưu 8, một giống lúa khác cũng nhanh chóng có được chỗ đứng trong lòng bà con nông dân ở Quế Phú là VNR20. Thích hợp được cả 2 vụ trong năm (đông xuân và hè thu), VNR20 đã có mặt tại địa phương này 9 mùa vụ liên tiếp. Với tiềm năng năng suất cao, chống chịu tốt với nhiều đối tượng sâu bệnh, chịu nóng, cứng cây, chống đổ ngã tốt, giống lúa này cũng là sự lựa chọn hàng đầu của người dân nơi đây.

Ông Phạm Đình Thư (trú xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) cho hay: “Cách đây 3 vụ, tôi tiếp cận được giống lúa VNR20 và đưa vào sản xuất trên 3 sào (sào 500m2) ruộng nhà mình từ đó đến nay. Nếu như những giống lúa trước thường xuất hiện các loại sâu bệnh như rầy, khô vằn, thối thân... thì VNR20 rất ít bị. Bên cạnh đó, giống cũng rất cứng cây, ít đổ ngã nên dễ chăm bón hơn. Năng suất trung bình của giống này cũng đạt, những vụ trước tôi thu được tới 400kg mỗi sào”.

Nhiều "gương mặt mới" triển vọng

Để giúp người dân có nhiều sự lựa chọn, đặc biệt là trong vụ hè thu đầy khắc nghiệt ở khu vực miền Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương Quảng Nam tiếp tục đưa ra thị trường các giống lúa đầy triển vọng khác là VNR10 và ĐB18. Trong vụ đông xuân 2022 – 2023, 2 giống lúa này cũng đã được triển khai mô hình trình diễn trên diện tích 2ha tại xã Quế Phú.

Giống lúa VNR10 cho thấy khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Quảng Nam. Ảnh: Lê Khánh.

Giống lúa VNR10 cho thấy khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Quảng Nam. Ảnh: Lê Khánh.

Tham quan ruộng lúa ĐB18, ấn tượng đầu tiên có thể nhận thấy là những bông lúa to dài, chắc hạt xếp thành từng lớp trĩu trịt cùng bộ lá đòng xanh mượt. Cách đây vài hôm, một trận mưa dông lớn xảy ra trên địa bàn đã khiến cho ruộng lúa ngay sát bên cạnh bị đổ ngã gần như hoàn toàn nhưng ruộng ĐB18 vẫn đứng vững chãi. Điều này phần nào minh chứng được cho đặc tính cứng cây, chịu được mưa gió của giống lúa ĐB18.

Ông Võ Văn Chín, Giám đốc HTX Nông nghiệp Quế Phú thừa nhận, dù mới lần đầu tiên thực hiện mô hình trình diễn ở địa phương trên chân đất cũng chưa được màu mỡ nhưng ĐB18 đã thể hiện được sự thích ứng cực kỳ tốt, khả năng sinh trưởng, đẻ nhánh khỏe. Từ đầu vụ sản xuất đến nay, giống cũng chưa xuất hiện bất kỳ một loại sâu bệnh hại gì đáng kể. Ngoài ra, năng suất của giống cũng thuộc top cao so với các giống đại trà mà người dân đang canh tác.

Theo ông Lê Văn Toàn, Trưởng phòng Kinh doanh - Phát triển sản phẩm (Vinaseed Quảng Nam), ĐB18 là giống lúa có khả năng chịu nóng tốt, ngay những vùng có nền nhiệt trong vụ hè thu cao như ở Bắc Trung bộ vẫn thích ứng được, cho năng suất cao. Vậy nên khi đưa vào trình diễn lần đầu tiên ở khu vực Duyên hải Nam Trung bộ trong vụ đông xuân này, ĐB18 đã phát huy được những ưu điểm vốn có, sẵn sàng thách thức những bất lợi về thời tiết trong vụ hè thu sắp tới.

“Đây là giống dòng hạt dài, chất lượng gạo mềm, ngon, vị đậm và có tỷ lệ xay xát cao (từ 68 – 69%). Hạt gạo trắng, trong, không bạc bụng. ĐB18 có thời gian sinh trưởng trong vụ đông xuân từ 110 – 115 ngày, vụ hè thu từ 93 – 96 ngày. Ngoài ra, bông lúa của giống này dài, số hạt chắc trên bông lớn, gần như không có hạt lép; khả năng đẻ nhánh khỏe, mật độ bông cao, bông cây to đều”, ông Toàn thông tin thêm.

Giống lúa ĐB18 với những đặc tính nổi trội đang trở thành giống lúa đầy triển vọng ở khu vực Duyên hải Nam Trung bộ. Ảnh: Lê Khánh.

Giống lúa ĐB18 với những đặc tính nổi trội đang trở thành giống lúa đầy triển vọng ở khu vực Duyên hải Nam Trung bộ. Ảnh: Lê Khánh.

Cách đó không xa, một giống lúa khác cũng nhận được sự đánh giá tốt của bà con nông dân và ngành chức năng địa phương là VNR10. Vụ đông xuân này, VNR10 đã cho thấy được những đặc tính ưu việt như sự đồng đều trên đồng ruộng, khả năng chịu nhiệt tốt, sạch sâu bệnh. Dù canh tác trên chân đất thịt nhẹ, có pha cát nhưng VNR10 vẫn thích ứng tốt, năng suất ước đạt 75 tạ/ha.

Theo Vinaseed Quảng Nam, VNR10 đang là giống có tiềm năng rất lớn của đơn vị này. Nếu giống này được thâm canh tốt, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, năng suất có thể đạt từ 85 đến 90 tạ/ha. Bên cạnh đó, lợi thế nữa của VNR10 là khả năng phù hợp canh tác được cả 2 vụ trong năm và chống chịu tốt nhiều loại sâu bệnh thường gặp trên cây lúa.

Ông Lưu Văn Thành, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Quế Sơn đánh giá: Hiện nay, nhiều giống lúa của Vinaseed Group đã khẳng định được tên tuổi như Thiên ưu 8, VNR20. Trong vụ đông xuân, diện tích lúa sử dụng giống Thiên ưu 8 ở huyện Quế Sơn chiếm khoảng 40%.

“Đối với giống VNR20 và VNR10, hiện huyện cũng đã đưa vào cơ cấu bổ sung trong vụ hè thu, sắp tới khả năng sẽ đưa giống VNR20 vào cơ cấu chính của huyện. Còn giống ĐB18, qua mô hình trình diễn trong vụ đông xuân này cho thấy kết quả tương đối tốt, năng suất khá, bộ lá đòng xanh, cứng cây. Trong vụ hè thu tới đây, chúng tôi mong muốn Công ty tiếp tục khảo nghiệm trên chân đất này để xem khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết, khí hậu, từ đó chuyển qua khảo nghiệm thêm ở những chân đất khác.”

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm