| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT điện khẩn phòng chống đói, rét cho vật nuôi

Thứ Ba 22/02/2022 , 06:15 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT gửi công điện khẩn đề nghị Chủ tịch UBNDn các tỉnh chỉ đạo quyết liệt phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi, nhất là đàn trâu, bò.

Ngày 21/2, Bộ NN-PTNT có công điện khẩn gửi UBND các tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình); các tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) và Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Kon Tum) về việc phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi. 

Mặc dù thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, tuy nhiên hiện vẫn còn xẩy ra tình trạng người dân chủ quan, che chắn chuồng trại sơ sài. Ảnh: Hải Đăng.

Mặc dù thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, tuy nhiên hiện vẫn còn xẩy ra tình trạng người dân chủ quan, che chắn chuồng trại sơ sài. Ảnh: Hải Đăng.

Theo Bộ NN-PTNT, những năm qua, công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi được triển khai quyết liệt và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Giai đoạn từ vụ đông xuân năm 2007 - 2008, rét đậm, rét hại xảy ra đã làm chết trên 200.000 gia súc. Đến nay, số lượng gia súc chết đói, rét giảm rõ rệt, chỉ còn khoảng vài nghìn con.

Tuy nhiên, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, tình hình thời tiết rét đậm, rét hại đã và đang diễn biến phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sản xuất chăn nuôi.

Nhằm đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh nêu trên chỉ đạo quyết liệt việc phòng chống đói, rét và phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, nhất là đàn trâu, bò bằng các biện pháp sau:

- Thực hiện nghiêm túc công văn số 7055/BNN-CN ngày 27/10/2021 của Bộ NN-PTNT về việc chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi.

Chỉ đạo Sở NN-PTNT và các sở, ban ngành, đoàn thể liên quan triển khai tích cực các biện pháp trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi trên địa bàn. Cử ngay các đoàn công tác đến các huyện, xã kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc bằng các nguồn lực và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương.

Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương cử ngay các đoàn công tác đến các huyện, xã kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc. Ảnh: NNVN.

Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương cử ngay các đoàn công tác đến các huyện, xã kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc. Ảnh: NNVN.

- Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết khí hậu trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan, bị động trong việc phòng, chống đói, rét cho vật nuôi.

Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động nguồn thức ăn, đảm bảo cung cấp thức ăn tại chuồng, không để gia súc bị đói, khát; nhốt gia súc tại chuồng, không chăn thả trâu, bò khi nhiệt độ xuống thấp dưới 12 độ C và cho gia súc nghỉ làm việc. Giữ khô nền chuồng, che chắn tránh gió lùa, làm áo khoác giữ kín, giữ ấm, tạo nguồn nhiệt (đốt trấu, củi…) sưởi ấm cho gia súc; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, xử lý tốt gia súc chết và chất thải vật nuôi; thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ đàn vật nuôi đề phòng dịch bệnh xảy ra.

Khi phát hiện gia súc bị bệnh, phải có biện pháp can thiệp kịp thời; chuẩn bị tốt nhân lực, vật tư, vacxin cho đợt tiêm phòng gia súc trong vụ đông xuân.

- Chủ động ban hành và triển khai các chính sách hỗ trợ các hộ chăn nuôi về thức ăn tinh, vật liệu che chắn chuồng trại chống gió lạnh, nhất là đối với hộ nghèo, hộ chính sách.

Thường xuyên báo cáo tình hình về Bộ NN-PTNT (Cục Chăn nuôi, số 16 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) để tổng hợp và phối hợp chỉ đạo thực hiện.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.