| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau đặt mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 18%

Thứ Hai 24/04/2023 , 16:10 (GMT+7)

Tỉnh Cà Mau đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, giai đoạn 2021 - 2025 cho Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững, duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt hơn 18%...

Empty

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Cà Mau sẽ đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, theo quyết định vừa được UBND tỉnh ban hành, trong giai đoạn 2021 - 2025, Cà Mau sẽ đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước 220 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển 144 tỷ đồng, vốn sự nghiệp kinh tế 76 tỷ đồng, còn lại là các nguồn vốn hợp pháp khác.

Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh Cà Mau nhằm hiện thực hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ban theo Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/0222 về Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 nhằm quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển, sử dụng bền vững diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021 - 2025.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững có vai trò phát huy hiệu quả, chức năng của rừng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, phòng hộ, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, kết hợp phát triển du lịch sinh thái, phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo thêm nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh khu vực ven biển và hải đảo. Qua đó góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Empty

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt trên 18%, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 5%/năm. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Lê Văn Hải, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Cà Mau cho biết: Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững, địa phương sẽ đặt mục tiêu duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt trên 18%, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 5%/năm, giá trị bình quân là 4%/năm, năng suất rừng trồng đạt bình quân 30m3/ha/năm; diện tích rừng trồng sản xuất thâm canh đạt 25.000ha và diện tích rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt khoảng 10.000ha...

“Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Đến năm 2025, thu nhập từ rừng trồng là rừng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 lần/đơn vị diện tích so năm 2020...”, ông Hải nhận định.

Cà Mau hiện có tổng diện tích tự nhiên hơn 527.000ha, với diện tích đất lâm nghiệp do các đơn vị quản lý là hơn 143.600ha (hơn 93.000ha là diện tích có rừng), trong đó diện tích rừng ngập mặn chiếm hơn 98.400ha (hơn 54.700ha diện tích có rừng), còn lại là diện tích rừng U Minh Hạ với hơn 45.000ha (hơn 38.000ha diện tích có rừng) phân bổ tập trung chủ yếu ở khu vực rừng U Minh Hạ ở các huyện vùng ngọt, và khu vực rừng ngập mặn ở các huyện vùng mặn chuyên nuôi trồng thủy sản.

Empty

Theo kế hoạch, trong năm 2023, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Cà Mau là gần 190 tỷ đồng. Ảnh: Trọng Linh.

Ðể đạt được những mục tiêu này, ngành lâm nghiệp đã xác định khâu đột phá cho kinh tế lâm nghiệp là tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Chỉ có hình thành được chuỗi lâm nghiệp mới phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng và hình thành được thị trường Hydro Carbon trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Trồng 1.000 cây hoa ban tri ân mảnh đất Điện Biên Phủ

Chiến dịch 'Phủ xanh tương lai trên mảnh đất lịch sử' tiến hành trồng 1.000 cây hoa ban tại những di tích lịch sử quan trọng ở thành phố Điện Biên Phủ.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.