| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Khoảng 10.000ha rừng có nguy cơ cháy cao

Thứ Tư 27/02/2019 , 18:23 (GMT+7)

Sáng 27/2, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Hà Công Tuấn làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Cà Mau về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy (PCCC) rừng trên địa bàn.

Quang cảnh buổi làm việc
 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, toàn tỉnh hiện có hơn 164.638ha diện tích đất lâm nghiệp, diện tích có rừng hơn 95.547ha. Trong đó, diện tích đất rừng đặc dụng là 24.406ha (có rừng 18.229ha); đất rừng phòng hộ 36.528ha (có rừng 23.429ha); đất rừng SX 103.704ha (có rừng 53.888ha). Địa phương này hiện có 6 huyện với 33 xã có diện tích đất rừng và được quản lý bởi 33 tổ chức. Trong đó, có 5 đơn vị quản lý rừng đặc dụng, 7 BQL rừng phòng hộ, 1 hạt kiểm lâm, 2 Cty TNHH MTV lâm nghiệp và các đơn vị LLVT, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, có trên 5.400 hộ gia đình được nhà nước giao khoán đất rừng để quản lý và phát triển rừng, ngoài ra trong lâm phần còn có trên 18 ngàn hộ nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau cho biết, công tác PCCC rừng đã được địa phương triển khai thực hiện đồng bộ đến từng đơn vị quản lý rừng. Vận động, tuyên truyền người dân không được vào rừng, nhất là những nơi có nguy cơ cháy cao. “Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 10.000ha rừng có nguy cơ cháy từ cấp 3 lên cấp 4 – 5 trong tháng 3 tới. Trước tình hình trên, đơn vị đã chủ động xây dựng các vọng gác, chòi canh, cử cán bộ trực 24/24. Đồng thời, chủ động nguồn nước và máy bơm, sẵn sàng ứng phó khi xảy ra cháy”, ông Hải nói và cho biết, đơn vị đã cho các hộ dân tại các khu vực rừng tiến hành ký cam kết trong công tác PCCC rừng.

Ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Cty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ cho biết, đến thời điểm hiện tại Cty đã hoàn chỉnh phương án PCCC rừng mùa khô. Trong đó, BCĐ PCCC rừng có 14 thành viên, được phân công phụ trách từng địa bàn và thành lập 20 tổ máy bơm có 101 thành viên, 6 tổ hậu cần gồm 15 thành viên.

Kiến nghị với đoàn công tác, ông Lê Văn Sử, PCT UBND tỉnh Cà Mau mong muốn Bộ NN-PTNT sớm công bố các thủ tục hành chính theo Nghị định và Thông tư mới ban hành để địa phương thực hiện đúng quy định. Đồng thời, Bộ NN-PTNT sớm có hướng dẫn việc áp dụng các tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp và thực hiện chính sách đối với đội ngũ viên chức làm nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng tại các đơn vị cơ sở.

“Hiện nay, chưa có quy định nào về chế tài, xử phạt các chủ rừng chậm hoặc không trồng lại rừng sau khai thác đúng theo thời gian quy định, đề nghị Bộ NN-PTNT bổ sung vào các văn bản hướng dẫn”, ông Sử nói.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn ghi nhận những nỗ lực của tỉnh Cà Mau trong công tác PCCC rừng trong mùa khô. Với những kiến nghị của địa phương về các quy định, thủ tục hành chính, chính sách dành cho viên chức làm công tác bảo vệ rừng… đoàn công tác tiếp thu và sẽ bổ sung, ban hành trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mỗi hợp tác xã cần có thương hiệu

TRÀ VINH Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần xây dựng thương hiệu cho HTX. Làm sao mỗi nhà các thành viên HTX đều có bảng thông tin về HTX của mình để họ yêu quý, chăm chút cho HTX.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.