| Hotline: 0983.970.780

Cách bón phân Lâm Thao cho cây bưởi

Thứ Ba 29/08/2023 , 14:20 (GMT+7)

Có nhiều thời điểm bón phân cho cây bưởi nhưng không thể quên được giai đoạn 2-3 tuần sau khi bưởi đậu trái bởi sẽ quyết định năng suất của vườn về sau.

Nếu lúc này cây có biểu hiện thiếu chất thì có thể bón thúc sớm hơn NPK-S Lâm Thao. Nên bón thúc trong mùa vụ cho đến khoảng 2 tháng trước khi thu hoạch. Để kích thích ra hoa ở cây có múi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, nơi không có sự chênh lệch nhiệt độ đáng chú ý trong chu kỳ ngày / đêm, nên ngừng tưới.

Để ngăn rụng trái và kéo dài mùa hái, nên phun 18 ppm 2-4-D kết hợp với 1% - 2% NPK-S, Lâm Thao với chất hoạt động bề mặt thích hợp. Không riêng bưởi mà tất cả cây trồng đều rất cần dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển cho năng suất. Dinh dưỡng được cung cấp cho cây từ đất và phân bón. Tùy theo nhu cầu của cây, phân bón được chia làm 3 nhóm: phân đa lượng (N,P,K), trung lượng (Ca, Mg, S) và vi lượng (Zn, Bo, Cu, Mn,…). Đa số nông dân đều rất quan tâm cung cấp đầy đủ phân đa lượng nhưng ít ai nghĩ đến việc bổ sung phân trung, vi lượng cho cây.

Những quả bưởi được chăm sóc đúng kỹ thuật. Ảnh: NNVN.

Những quả bưởi được chăm sóc đúng kỹ thuật. Ảnh: NNVN.

Mặc dù được cây bưởi hút với số lượng khá ít song nhóm nguyên tố trung, vi lượng là những chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu góp phần gia tăng năng suất. Một số các triệu chứng mất cân đối do dinh dưỡng đôi khi biểu hiện giống các triệu chứng tác hại của môi trường như thiếu nước, ngộ độc do phèn, mặn,.. hoặc do nấm bệnh gây ra. Vì thế, nông dân trồng bưởi cần nhận biết các triệu chứng thiếu nguyên tố trung, vi lượng thể hiện trên lá, trái, cành,… để có sự điều chỉnh việc cung cấp dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Sau đây là một số biểu hiện thiếu các nguyên tố trung, vi lượng thường gặp trên cây bưởi da xanh: Calcium (Ca): Ca có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của rễ và triệu chứng đầu tiên của thiếu Ca là bộ rễ bị hư. Ca  giúp thân, cành cứng rắn tránh gãy đổ, tăng pH đất và diệt trùng, trái chắc dễ tồn trữ. Ca có vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hòa acid hữu cơ, tăng cường khả năng hút đạm và tăng tính chống chịu một số sâu bệnh. Đất chua hoặc đất kiềm mặn thường thiếu Ca. Đất không bón vôi thời gian dài cũng thiếu Ca.

Vườn bưởi đặc sản ở Hà Nội. Ảnh: Tư liệu.

Vườn bưởi đặc sản ở Hà Nội. Ảnh: Tư liệu.

Triệu chứng thiếu Ca: Các lá non của cây mới trồng bị biến dạng và có màu xanh lụa sẫm không bình thường, thiếu nặng cành non bị chết; lá có hình đài hoa và quăn; đôi khi trái bị nứt, vị đắng, trái không bảo quản được lâu.

Magnesium (Mg): Là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong quang hợp, làm cho sự vận chuyển lân và chất đường trong cây diễn ra nhanh. Giúp lá xanh tốt, gốc ghép dễ tróc. Ở cây thiếu Mg, quang hợp bị giảm, chậm quá trình ra hoa.

Triệu chứng thiếu Mg: Lá vàng ở phần thịt giữa các gân lá, xuất hiện chủ yếu ở lá già hoặc các lá bên dưới của cành mang trái, trong khi lá non vẫn còn xanh. Phần xanh còn lại của lá có hình chữ V ngược ở cuống lá. Trường hợp thiếu Mg trầm trọng, toàn bộ lá bị vàng, có thể rụng sớm. Trái nhỏ và ít ngọt.

Biện pháp khắc phục: Phun hay bón vào đất MgSO4 hay Mg(NO3)2. Tăng cường bón phân chuồng, sử dụng một số loại phân lân có Mg cao. Mangan (Mn): Mangan là nguyên tố hoạt hóa rất nhiều enzym của các quá trình quang hợp, hô hấp và cố định nitơ phân tử. Kích thích xúc tác một số chu trình phản ứng trong cây.

Bưởi đẹp nhờ chăm sóc. Ảnh: Tư liệu.

Bưởi đẹp nhờ chăm sóc. Ảnh: Tư liệu.

Triệu chứng thiếu Mangan: Triệu chứng chủ yếu xuất hiện ở các lá non, gân lá và phần thịt gần gân lá có màu xanh đậm, thịt lá màu xanh nhạt hơn, sau chuyển màu vàng. Cây bưởi dễ mẫn cảm đối với thiếu Mangan.

Kẽm (Zn): Cần thiết cho sự sản xuất Protein và auxin. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong các quá trình quang hợp và hình thành đường, điều chỉnh tăng trưởng. Tăng cường khả năng sử dụng lân và đạm trong cây. Chồi và mầm của các cây thiếu kẽm chứa rất thấp hàm lượng auxin, làm cây lùn và sinh trưởng kém.

Triệu chứng thiếu kẽm: lá vàng gân xanh, nhỏ dần và đóng lá dầy, thân, cành không phát triển, trái nhỏ, chất lượng kém. Triệu chứng thiếu kẽm nhẹ xuất hiện ở lá non, không xuất hiện ở lá già. Một số trường hợp thiếu kẽm do bệnh virus Tristeza hoặc bệnh vàng lá gân xanh (greening), vì thế nông dân cần phân biệt rõ triệu chứng thiếu kẽm do thiếu dinh dưỡng trong đất hay thiếu kẽm do bệnh gây ra để có biện pháp xử lý thích hợp.

Biện pháp khắc phục: Sử dụng các loại phân bón có chứa kẽm. Sunfat kẽm (ZnSO4) là phân bón chứa kẽm được sử dụng phổ biến nhất, bón gốc hoặc phun, lúc lá gần trưởng thành. Sử dụng phân kẽm qua lá là biện pháp cung cấp kẽm cho cây có hiệu quả.

Boron (B): Boron  là nguyên tố vi lượng rất quan trọng với cây trồng. B ảnh hưởng đến quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả. Triệu chứng thiếu B: Thiếu Boron thường xảy ra ở các năm khô hạn. Triệu chứng thiếu B thường bắt đầu xuất hiện ở các bộ phận non của cây. Các lá non thường bị biến dạng, mỏng, màu xanh nhạt. Trên bề mặt lá thường có những đốm nhỏ màu vàng trắng. Xuất hiện nhiều vết rạn nứt trên thân và cuống trái. Thiếu B làm hoa kém phát triển, sức sống hạt phấn kém, trái bưởi có hình dáng bất thường, có nhiều đốm nâu, bị lệch tâm, có vết đen quanh lõi, độ ngọt giảm và trái cứng (còn gọi là trái đá), vỏ dày, sần sùi, ít nước.

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cơn mưa bất chợt 'giải nhiệt' ở Bình Dương

Sau nhiều ngày nắng nóng liên tục, cơn mưa bất chợt xuất hiện đã làm dịu đi cái nóng gay gắt cho người dân ở Bình Dương.

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.