| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ: Những cây cầu đầy rác thải ở hai huyện nông thôn mới

Thứ Ba 23/03/2021 , 16:22 (GMT+7)

Những cây cầu trên tuyến đường Bốn Tổng – Một Ngàn, chẳng biết từ bao giờ đã bị người dân biến thành nơi tập kết rác, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.

Tuyến đường Bốn Tổng - Một Ngàn có chiều dài khoảng 49 km, là đường cấp 3 đồng bằng, mặt đường rộng 11 m với 4 lần xe. Tuyến đường này nối từ Quốc lộ 80 đi qua địa bàn huyện nông thôn mới Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ, thuộc thành phố Cần Thơ, đến thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Toàn tuyến có 36 cây cầu và 14 cống được xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép. Ảnh: Trung Chánh.

Tuyến đường Bốn Tổng - Một Ngàn có chiều dài khoảng 49 km, là đường cấp 3 đồng bằng, mặt đường rộng 11 m với 4 lần xe. Tuyến đường này nối từ Quốc lộ 80 đi qua địa bàn huyện nông thôn mới Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ, thuộc thành phố Cần Thơ, đến thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Toàn tuyến có 36 cây cầu và 14 cống được xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép. Ảnh: Trung Chánh.

Thời gian gần đây, trên các cây cầu và cống thuộc tuyến đường Bốn Tổng – Một Ngàn, người dân thường đem những bao rác lớn bỏ dọc theo hai bên thành cầu. Ảnh: Trung Chánh.

Thời gian gần đây, trên các cây cầu và cống thuộc tuyến đường Bốn Tổng – Một Ngàn, người dân thường đem những bao rác lớn bỏ dọc theo hai bên thành cầu. Ảnh: Trung Chánh.

Cụ thể như là cầu Láng Chim, thuộc thị trấn Vĩnh Thạnh, ngay gần đường dẫn ra, vào cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, có rất nhiều bao chứa rác dựng ở hai bên thành cầu. Ảnh: Trung Chánh.

Cụ thể như là cầu Láng Chim, thuộc thị trấn Vĩnh Thạnh, ngay gần đường dẫn ra, vào cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, có rất nhiều bao chứa rác dựng ở hai bên thành cầu. Ảnh: Trung Chánh.

Hay một số cầu khác trên tuyến như KH 4, KH 5, KH 6… đến KH 9 (giáp với huyện Châu Thành A, Hậu Giang) đều có rất nhiều rác hai bên cầu. Ảnh: Trung Chánh.

Hay một số cầu khác trên tuyến như KH 4, KH 5, KH 6… đến KH 9 (giáp với huyện Châu Thành A, Hậu Giang) đều có rất nhiều rác hai bên cầu. Ảnh: Trung Chánh.

Hành vi này không chỉ gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi trường, mà còn có thể gây nguy hiểm cho người đi đường, gây mất an toàn giao thông… Vì trong những bao rác lớn này có rất nhiều loại rác rất nguy hiểm, như: kính xây dựng, chai lọ thủy tinh, kể cả bóng đèn, đèn hình tivi… bị vỡ bể với nhiều hình thù rất là sắc nhọn. Ảnh: Trung Chánh.

Hành vi này không chỉ gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi trường, mà còn có thể gây nguy hiểm cho người đi đường, gây mất an toàn giao thông… Vì trong những bao rác lớn này có rất nhiều loại rác rất nguy hiểm, như: kính xây dựng, chai lọ thủy tinh, kể cả bóng đèn, đèn hình tivi… bị vỡ bể với nhiều hình thù rất là sắc nhọn. Ảnh: Trung Chánh.

Điều đáng nói là các cây cầu, cống này đều nằm trên địa bàn thị trấn, các xã thuộc huyện nông thôn mới Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Như vậy, có thể thấy yếu tố môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở đây đang bị xem nhẹ, khi để các loại rác thải nguy hiểm tồn tại giữa thanh thiên bạch nhật suốt thời gian dài. Ảnh: Trung Chánh.

Điều đáng nói là các cây cầu, cống này đều nằm trên địa bàn thị trấn, các xã thuộc huyện nông thôn mới Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Như vậy, có thể thấy yếu tố môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở đây đang bị xem nhẹ, khi để các loại rác thải nguy hiểm tồn tại giữa thanh thiên bạch nhật suốt thời gian dài. Ảnh: Trung Chánh.

Theo một số người dân sống gần ở những cây cầu này cho biết, sở dĩ người đi vứt rác thường chọn những cây cầu để bỏ vì là nơi công cộng. Còn nếu bỏ dưới dốc cầu hay dọc theo hai bên ven đường là đất của dân, nên không thể bỏ rác được vì người dân sẽ lên tiếng hoặc là cấm cản. Ảnh: Trung Chánh.

Theo một số người dân sống gần ở những cây cầu này cho biết, sở dĩ người đi vứt rác thường chọn những cây cầu để bỏ vì là nơi công cộng. Còn nếu bỏ dưới dốc cầu hay dọc theo hai bên ven đường là đất của dân, nên không thể bỏ rác được vì người dân sẽ lên tiếng hoặc là cấm cản. Ảnh: Trung Chánh.

Chúng tôi đề nghị chính quyền địa phương sớm chấm chỉnh hành vi mất văn hóa, gây ô nhiễm môi trường của một số người dân thiếu ý thức này. Đồng thời, có giải pháp để thu gom, xử lý số rác nguy hiểm nói trên, sớm trả lại mặt cầu, đường thông thoáng, sạch, đẹp, để người tham gia giao thông được an toàn và thuận thuận tiện hơn. Ảnh: Trung Chánh.

Chúng tôi đề nghị chính quyền địa phương sớm chấm chỉnh hành vi mất văn hóa, gây ô nhiễm môi trường của một số người dân thiếu ý thức này. Đồng thời, có giải pháp để thu gom, xử lý số rác nguy hiểm nói trên, sớm trả lại mặt cầu, đường thông thoáng, sạch, đẹp, để người tham gia giao thông được an toàn và thuận thuận tiện hơn. Ảnh: Trung Chánh.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.