| Hotline: 0983.970.780

Cần thực hiện đồng bộ 3 trụ cột trong ngành thủy sản

Thứ Sáu 07/01/2022 , 17:25 (GMT+7)

Để đạt mục tiêu chiến lược phát triển ngành thủy sản cần thực hiện đồng bộ cả 3 trụ cột gồm, bảo tồn, khai thác và nuôi trồng.

Đó là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tại buổi làm việc với tỉnh Phú Yên về công tác khắc phục theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và tình hình thực hiện chiến lược chăn nuôi, công tác thú y… trong ngày 7/1.

Quyết liệt chống khai thác IUU

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, thời gian qua, tỉnh này đã triển khai quyết liệt các biện pháp chống khai thác IUU. Trong năm 2021, tỉnh không có tàu cá vi phạm bị nước ngoài bắt giữ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, tỉnh Phú Yên cần thực hiện đồng bộ 3 trụ cột trong ngành thủy sản. Ảnh: AN.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, tỉnh Phú Yên cần thực hiện đồng bộ 3 trụ cột trong ngành thủy sản. Ảnh: AN.

Đến nay, việc đánh dấu tàu cá trên địa bàn đạt 95,59% đối với tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên; 100% số liệu tàu cá đã được cập nhập đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để thống nhất vận hành, phục vụ đối chiếu, kiểm tra, quản lý.

Tuy nhiên trong năm 2021, qua hệ thống giám sát phát hiện 13 tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển nên các cơ quan chức năng đã yêu cầu các tàu này quay về và tiến hành xử lý khi tàu vào bờ. Bên cạnh đó tỉnh đã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản 2 trường hợp, phạt tiền 7 triệu đồng và phạt 1 trường hợp cải hoán tàu cá không có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền với số tiền 100 triệu đồng. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại các cảng cá đã xử lý 3 trường hợp với số tiền hơn 30 triệu đồng.

Về lĩnh vực chăn nuôi, trong năm 2021 tỉnh Phú Yên xảy ra 2 đợt dịch lở mồm long móng và viêm da nổi cục trên trâu, bò với số lượng hơn 5.000 con, đã làm hơn 260 con bị chết. Trong nuôi trồng thủy sản có khoảng 60,5ha tôm nuôi nước lợ bị bệnh, hơn 8.400 con tôm hùm và khoảng 1.200kg cá biển nuôi bị chết do môi trường.

Mô hình chăn nuôi lợn ở Phú Yên. Ảnh: KS.

Mô hình chăn nuôi lợn ở Phú Yên. Ảnh: KS.

Hiện tỉnh Phú Yên đã phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 và kế hoạch hành động triển khai thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Phú Yên đang khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất liên doanh, liên kết với người dân từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các chuỗi liên kết trong chăn nuôi; phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của ngành chăn nuôi…

Thực hiện đồng bộ 3 trụ cột

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao sự nỗ lực của Phú Yên, mặc dù năm 2021 trong điều kiện khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh vẫn đạt mức tăng trưởng khá.

Những năm gần đây, tỉnh Phú Yên không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Ảnh: KS.

Những năm gần đây, tỉnh Phú Yên không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Ảnh: KS.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị trong tái cơ cấu nông nghiệp, Phú Yên cần phải đi theo yêu cầu của thị trường; nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Việc sản xuất hàng hóa làm sao mang sản phẩm ra chợ kể trong nước và nước ngoài mà thị trường người ta cần, chứ không phải người ta đã có; đặc biệt sản phẩm phải truy xuất được nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đối với chăn nuôi, tỉnh cần cập nhập triển khai các ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, nhất là chăn nuôi bò, lợi thế của địa phương. Tuy nhiên Thứ trưởng lưu ý, dù trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi thì phải theo chuỗi và có chiến lược dài hơi cho từng sản phẩm. Về vấn đề này, Sở NN-PTNT Phú Yên phải tham mưu cho tỉnh.

Về lĩnh vực thủy sản, Thứ trưởng cho biết không gian của ngành này đã có Luật Thủy sản, cùng với quyết định 339 về chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với 3 trụ cột: bảo tồn, khai thác và nuôi trồng. Do đó, tỉnh Phú Yên cần thực hiện đồng bộ 3 trụ cột này. Và trong kinh tế biển thì nuôi trồng, khai thác và du lịch rất quan trọng.

Việt Nam có nhiều tiềm năng nuôi biển vì bở biển dài và rộng. Ảnh: KS.

Việt Nam có nhiều tiềm năng nuôi biển vì bở biển dài và rộng. Ảnh: KS.

Đối với nuôi biển, Thứ trưởng nhấn mạnh, chúng ta có nhiều tiềm năng với chiều dài bờ biển 3.260 km, rộng 1 triệu km2, nhiều khu vực biển sâu...Bây giờ ở Nam Du, Hòn Nghệ và Khánh Hòa rất nhiều nơi nuôi biển. Trong đó Khánh Hòa nuôi xuất khẩu cá chẽm không đủ, trong khi tỉnh Phú Yên vẫn nuôi thủ công bằng lồng bè. Do đó tỉnh cần tập trung vào nuôi biển. Cùng với đó, cần tính đến chiến lược giảm cường lực khai thác thủy sản phù hợp để phát triển bền vững...

Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã nêu ra một số ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc khắc phục theo khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU ở Phú Yên. Đồng thời, các thành viên cũng nêu ra nhiều ý kiến đóng góp để Phú Yên sớm khắc phục theo khuyến nghị của EC. Về chiến lược chăn nuôi, đoàn công tác cũng đề nghị Phú Yên tiếp tục đầu tư, triển khai chiến lược sát với tình hình thực tế của địa phương và tiếp tục quan tâm đến công tác thú y…

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm