| Hotline: 0983.970.780

Cần xem lại khái niệm nhận chìm!

Thứ Hai 24/07/2017 , 08:50 (GMT+7)

Theo TS Nguyễn Tác An, ở các nước luật pháp quy định nhận chìm phải đóng thùng và kẹp chì thả xuống độ sâu nhất định...

Liên quan đến dự án nhận chìm gần 1 triệu m3 chất thải xuống biển phục vụ cho việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), TS Nguyễn Tác An - Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, Phó Chủ tịch Hội khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam cho biết, cần xem lại khái niệm nhận chìm.

TS Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang

Theo TS Nguyễn Tác An, ở các nước luật pháp quy định nhận chìm phải đóng thùng và kẹp chì thả xuống độ sâu nhất định khi đó chất thải sẽ được chôn vùi mãi mãi không thể ra ngoài và không ảnh hưởng môi trường thứ cấp.

Vậy người ta thường nhận chìm những gì? Đó là nhận chìm vũ khí, chất thải hạt nhân và những chất nguy hiểm xuống đáy đại dương ở độ sâu vài nghìn mét vì đây là môi trường vận động.

Còn ở chúng ta thực hiện không đúng khái niệm nhận chìm. Thứ nhất là họ dùng xà lan để đưa chất thải, nạo vét xuống là không đúng. Thứ hai là nhận chìm phải đúng chỗ chứ không phải chỗ nào cũng nhận chìm được. Thứ ba là phải có thời gian của nó chứ không phải thời gian nào cũng được, trong khi dự án nhận chìm ở Bình Thuận lại chọn tháng 6 đến tháng 9 để nhận chìm. Thứ tư là kỹ thuật phải có, chứ không sẽ tác động cơ học sẽ làm cho đáy biển cao lên. Ở dự án này, nếu như 900.000m3 cho diện tích 30ha thì đáy biển khu vực này sẽ cao lên 3m sau khi phân tán đi thì chỉ còn 3cm, mà 3cm cũng đã làm thay đổi địa hình, ảnh hưởng nền đáy.

“Theo tôi, dự án này có 10 điều không được như báo chí đã nói nhiều. Cụ thể, đây không phải là khái niệm nhận chìm; vị trí nhận chìm không thích hợp; cách nhận chìm không đúng; vấn đề cơ sở nhận chìm cũng không có; chưa điều tra, xem xét, tham vấn ý kiến của người dân như thế nào; chưa tham vấn ý kiến đội ngũ khoa học và xã hội họ phản biện ra sao và nhiều vấn đề khác cũng cần phải làm rõ...”, TS Nguyễn Tác An nói.

Nhắc đến đội ngũ các nhà khoa học tham gia dự án nhận nhìm của Cty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1, vừa qua có thông tin trong hồ sơ có tên TS Nguyễn Tác An được ghi đầu tiên trong danh sách, TS Nguyễn Tác An bất ngờ và khẳng định ông không tham gia vào chuyện này. Và, thông tin này ông chỉ biết qua báo chí và cũng chưa có cơ quan chức năng nào thông báo chính thức.

“Tôi không biết vì sao không tham gia mà tôi lại có tên trong danh sách những người thực hiện dự án. Về nguyên tắc, nếu muốn mời một nhà khoa học tham gia thẩm định dự án thì đầu tiên phải có sự thỏa thuận với nhà khoa học đó để nắm rõ tên tuổi, nghề nghiệp, những công trình nghiên cứu… Sau thủ tục này thì mới được ghi tên nhà khoa học đó vào, còn nếu không được đồng ý thì thôi”, TS Nguyễn Tác An cho biết quan điểm.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.