| Hotline: 0983.970.780

Càng có tiền càng bị câu 'giàu sang sính lễ nghĩa' chi phối nên làm nhiều chuyện khó coi!

Thứ Hai 18/02/2019 , 06:50 (GMT+7)

Cháu chưa đi Bắc nhưng qua báo chí, hình ảnh cháu ngạc nhiên sao người ta đi chùa đi hội đông nghẹt thở vậy. Sao không chờ đi lúc vãn người hở cô?

Cô kính mến!

Cháu biết cô từng có nhiều năm sống ở Bắc, cháu viế thư nói về thắc mắc của mình trong những ngày còn Giêng này đó cô.

Cháu chưa đi Bắc nhưng qua báo chí, hình ảnh cháu ngạc nhiên sao người ta đi chùa đi hội đông nghẹt thở vậy. Sao không chờ đi lúc vãn người hở cô? Nhưng mà nhiều chùa chiền đình đền miếu mạo quá phải không cô? Rồi còn phủ nữa, như phủ Giày (cháu viết vậy có đúng không nữa), phủ Tây Hồ. Cháu thấy người ta cúng mặn, xôi gà, rồi đưa xuống, đem về nữa.

Ở miền Nam khi cháu lớn lên đến giờ cháu thấy cũng nhiều thay đổi. Má cháu đi chùa, có ăn chay vào ngày rằm và mồng một, nhưng má không mê tín. Má cháu chỉ đưa các con tới ngôi chùa gần nhà, chùa nhỏ trong hẻm, yên tĩnh, chỉ có một sư trụ trì. Rồi những ngôi chùa ngoài mặt tiền cũng phô trương, sơn phết, làm tang, các sư trẻ rất đông đi tế, đi phụ việc cho các đại sư đi tế hội. Những sư ấy giàu lắm đó cô, ai cũng có nhận phong bì cảm ơn của các tín chủ.

Cháu thấy má vẫn còn tin tưởng nhưng cháu đã bớt tin, cháu nói chuyện với sư trụ trì ngôi chùa gần nhà, vị sư nầy đã già, chỉ nói, ở đâu có cũng có chân tu và giả tu, tín hữu tự phân biệ lấy thôi. Cháu thấy chí lý và các tôn kính ông ấy hơn.

Ở trong Nam không có cảnh giắt tiền vào tay tượng. Đi thiền viện cũng rất thanh tịnh chứ thấy cảnh ở Yên Tử cháu oải quá. Sao người ta kinh doanh loạn xị các địa chỉ tâm linh đó mà không ai ý kiến gì? Cháu không có ý phân biệt, chỉ băn khoăn thôi cô.

--------------------

Cháu hân mến!

Quả là có sự khác nhau rất lớn giữa thói quen thực hành tâm linh của hai miền. Miền Bắc đình đền miếu mạo dày đặc, bởi đó là đất gốc của người Việt mình, người Kinh mình. Có những ngôi chùa như cô biết, chùa Kim Liên ở Hà Nội có tuổi đời hàng ngàn năm, xưa và uy nghi kinh khủng. Còn có Văn Miếu mà ở Nam không có. Nhưng người ta một thời gian dài bị đứt gãy văn hóa tâm linh, thời hô hào chỉ cần con người mới xã hội chủ nghĩa. Giờ con người được trở lại thì tự họ mò mẫm, cúng kiến bái lạy xin xỏ đủ kiểu. Đã gãy thì khó có thể liền mạch, cái mà một nhà Ngiên cứu tôn giáo gọi là “mồ côi tâm linh”.

Ngoài ra ở Bắc còn có hệ hống phủ, một thứ ôn giáo thờ mẫu mà nhớ khác với Trung Hoa, dân tộc ta đã không bị diệt vong. Chúng ta thờ Mẫu để tôn vinh Mẹ, (trong khi chùa cho Phật, đình cho thành hoàng , đền cho các vị danh nhân nổi tiêng như Đền Chu Văn An chẳng hạn). Ở Nam ta có phủ Bà Chúa Xứ đặt ở An Giang đó, cũng đông nghịt cầu tài cầu lộc, cũng biến tướng chứ. Cô đến một lần và không muốn quay lại vì thấy người ta thuê heo quay để cúng, con heo bị thuê suốt ngày, lòng vòng, đến chiều  con heo quay ấy ra sao trong khói hương nghi ngút ngộp thở? Cháu thấy phủ Dày, phủ Tây hồ đông do mật độ dân Hà Nội đông và các vùng ngoại vi đổ về nữa.

Dân mình nói chung còn lạc hậu, u mê. Càng có tiền càng bị câu “giàu sang sính lễ nghĩa” chi phối nên làm nhiều chuyện khó coi. Cô đã từng ra Hàng Dương Côn Đảo ban đêm để xem người ta xin xỏ chị Võ thị Sáu, hãi hùng, đa số là người ở Bắc vào. Vì sao? Vì bổng lộc tập trung ở đầu mối mà người làm ăn cũng có lộc theo, và họ thấy có lộc rõ ràng khi xin thì lan truyện nhau xin. Có là nhờ tiền bạc chạy về phía ấy, thử nghĩ nếu cháu ở tận Đất Mũi mà chạy ra xin xem cháu có gì? Xin thì phải trả, đi xin và đi trả, thế là rợn ngợp người và đồ cúng cùng vàng mã cháu ạ. Riêng thiền viện ở Nam có trước và giữ được nếp, như Thiền viện Đà Lạt. Dân chúng không phân biệt thiền viện với chùa và đình đền nên vào cứ vái và giắt tiền tứ tung. Thiền viện Yên Tử có sau,cô nghĩ đang bị biến tướng từ khi có cáp treo!

Lễ hội là do đất cổ nhưng ngày bao cấp, không ai có tiền đi lễ hội. Giờ khá lên, đi cho vui và chính quyền thấy có tiền, cho mở hội, để thu. Dân ở đó cũng ăn theo, có tiền, thế là chém lợn cũng thành hội, ghê gớm quá. Vì sao đông, là vì dân đông lên, lớp trẻ như các cháu quá đông và hay hành xử theo hiệu ứng đám đông. Xem cách người ta ăn mừng bóng đá thì biết.

Tôn giáo đang biến tướng, với đà này không biết đời sống văn hóa tâm linh người Việt bao giờ mới hết mồ côi. Chỉ mong văn minh lên, có học hơn, sẽ giảm u mê, sẽ biết hành xử đúng mực. Và mong chính quyền hiểu ra nữa cháu ạ. Ai đục kệ họ, như vị sư trụ trì gần nhà cháu khuyên, ta trong ta sẽ góp phần làm nên một không gian nhỏ quanh mình trong lành và cứ thế.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm