| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng thỏa sức sản xuất 3 vụ/năm nhờ thủy lợi

Thứ Sáu 15/11/2019 , 11:17 (GMT+7)

Việc tập trung xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi là vấn đề được cả hệ thống chính trị các cấp của tỉnh Cao Bằng quan tâm. 

Đây là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện được các dự án, Cao Bằng đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư của Trung ương và địa phương, thậm chí là nguồn vốn do nước ngoài và các nguồn tài trợ khác…

Cánh đồng thuộc xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng với địa hình bằng phẳng, rộng lớn thẳng cánh cò bay, nên được coi như là vựa lúa lớn nhất của tỉnh. Trước đây người canh tác phụ thuộc rất lớn từ thời tiết, đến khi thu hoạch thì gồng gánh sản phẩm bằng sức người là chính. Nhưng tất cả đã thay đổi khi hệ thống kênh mương và giao thông nội đồng được đầu tư bê tông hóa.

Ông Lương Đức Thông (ở xóm 4 Ngọc Quyến, xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng) đang chở những bao thóc từ ruộng về nhà bằng xe máy. Dù mồ hôi lấm tấm trên mặt, nhưng ông Thông rất phấn khởi khi kể về những thay đổi trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Ruộng đã canh tác được 2 vụ lúa, 1 vụ màu mà không lo thiếu nước như trước; xe máy và xe ô tô tải nhỏ dùng để vận chuyển, cùng các loại máy nông nghiệp đã ra tới tận ruộng, nên giờ làm nhàn hơn nhiều mà, năng suất lao động thì tăng lên.

Hệ thông kênh mương và giao thông nội đồng tại cánh đồng của xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng giúp người nông dân thuận lợi trong sản xuất. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ngọc Côn là một xã biên giới của huyện Trùng Khánh, kinh tế người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, địa phương chú trọng đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi. Điển hình như tuyến kênh thuộc công trình thủy lợi Keng Mạ giúp bà con thuận lợi hợi trong sản xuất nông nghiệp. Khi đến mùa vụ, kênh mương nội đồng giúp cho sản xuất luôn kịp thời vụ.

Chủ tịch UBND xã Ngọc Côn Nông Văn Tuyến chia sẻ, các công trình thủy lợi ở địa phương khi được bàn giao, đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả rất tốt. Nhiều diện tích trước đây bị hạn, canh tác 1 vụ giờ có nước sản xuất quanh năm. Qua đó đã tăng năng suất cây trồng gấp hơn 2 - 3 lần, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.

Mương dẫn nước ở xã biên giới Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh. Ảnh: Toán Nguyễn.

Từ nguồn vốn của các chương trình dự án, đến nay tỉnh Cao Bằng đã xây dựng được 3.562 công trình thủy lợi. Cụ thể kiên cố hóa được 2.301km kênh mương (tỷ lệ đạt 48%), đảm bảo phục vụ tưới ổn định cho 14.758ha cây trồng vụ đông xuân, hơn 28.000ha cây trồng vụ mùa.

Việc phân chia đầu tư các công trình thủy lợi ở Cao Bằng được làm theo công thức sau: Đối với xã vùng 3, Nhà nước đầu tư 90%, nhân dân đóng góp 10%; xã vùng 2, Nhà nước đầu tư 85%, nhân dân đóng góp 15%; xã vùng 1, Nhà nước đầu tư 80%, nhân dân đóng góp 20%.

Bà Ma Thị Huyền Linh, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thủy lợi Cao Bằng thông tin, sau khi tiến hành kiểm tra, rà soát các công trình thủy lợi tại tỉnh Cao Bằng, đa số các công trình hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả rõ rệt.

Các tuyến kênh mương chính được kiên cố hóa đã tiết kiệm nguồn nước tưới tiêu, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, ổn định sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân. Tuy nhiên hệ thống các công trình hồ đập, kênh mương ở Cao Bằng vẫn còn rất hạn chế về số lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các địa phương.

Xây dựng các công trình thủy lợi được cả hệ thống chính trị các cấp của tỉnh quan tâm thực hiện. Ảnh: Toán Nguyễn.

Trao đổi với Báo NNVN, ông Bế Xuân Tiến – Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cao Bằng cho biết, việc tập trung xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi là vấn đề được cả hệ thống chính trị các cấp của tỉnh quan tâm. Đây là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện được các dự án, Cao Bằng đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư của Trung ương và địa phương, thậm chí là nguồn vốn do nước ngoài và các nguồn tài trợ khác…

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cao Bằng, toàn tỉnh vẫn còn khoảng 2.400km kênh mương bằng đất chưa được đầu tư xây dựng kiên cố. Ngành nông nghiệp đã kiến nghị với UBND tỉnh tiếp tục qua tâm đầu tư nguồn vốn dành cho xây dựng thủy lợi, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng sản xuất nông nghiệp. Từng bước thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao đời sống cho người dân, thực hiện hiệu quả phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

[Bài 2] Bức panorama lớn nhất Việt Nam và mối tình Điện Biên của hai nghệ sỹ

Năm 1961, diễn viên trẻ Ngọc Lan tình cờ gặp họa sỹ Ngô Mạnh Lân ở Moscow. Cuộc gặp gỡ định mệnh gắn kết hai nghệ sỹ nhờ mối nhân duyên với Điện Biên Phủ.