| Hotline: 0983.970.780

Cao độ phòng chống dịch bệnh chăn nuôi dịp Tết Nguyên đán

Thứ Hai 13/12/2021 , 18:26 (GMT+7)

HÀ NỘI Dịp cuối năm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia súc, gia cầm tại Hà Nội rất cao. Ngành chăn nuôi - thú y Hà Nội sẽ triển khai nhiều giải pháp để ứng phó.

Năm 2021, công tác phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm của Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn, song đến nay tổng đàn gia súc, gia cầm vẫn đảm bảo phát triển, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dân Thủ đô.

Về công tác phòng chống dịch bệnh có những diễn biến phức tạp, công tác tiêm phòng, tổng tẩy uế môi trường, kiểm dịch kiểm soát giết mổ trong thời gian giãn cách xã hội cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở giết mổ tập trung phải tạm dựng hoạt động, đến nay đã và đang dần trở lại trạng thái bình thường.

Hà Nội là địa phương có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm dịp cuối năm. Ảnh: NS.

Hà Nội là địa phương có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm dịp cuối năm. Ảnh: NS.

Nguy cơ cao dịch bệnh gia súc, gia cầm

Dự báo trong thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022, nguy cơ xảy ra dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội là rất cao. Dịch bệnh Covid -19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chuyên môn phòng chống dịch bệnh như tiêm phòng, tổng tẩy uế môi trường, đặc biệt là hoạt động kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung, nơi có nguy cơ cao về sự lây nhiễm Covid-19.

Dịp cuối năm, mưa phùn kéo dài, nhiều đợt rét đậm, rét hại xảy ra đột ngột. Do môi trường bị ô nhiễm nặng, nhất là các khu chăn nuôi lớn, các chợ đầu mối, nơi giết mổ tập trung do điều kiện ẩm thấp, kèm theo mưa phùn mức độ ô nhiễm càng cao.

Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng động vật và sản phẩm động vật trong giai đoạn này cũng tăng cao (thông thường tăng khoảng 20 – 30%  so với trạng thái bình thường); việc vận chuyển lưu thông động vật và sản phẩm động vật là rất lớn. Đặc biệt tại các chợ đầu mối, các cơ sở giết mổ tập trung, gia súc, gia cầm từ các tỉnh thành vận chuyển về lớn khiến việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn.

Dịp trước và sau Tết cũng là mùa lễ hội truyền thống, hội làng của các địa phương, việc sử dụng động vật và sản phẩm động vật cũng tăng song khó kiểm soát hơn. Hiện tại một số bệnh chưa có vacxin, thuốc điều trị đặc hiệu như bệnh dịch tả lợn Châu Phi, cúm gia cầm chủng mới (cúm A/H5N8, A/H5N9...).

Hiện nay, nhiều dịch bệnh trên gia súc, gia cầm chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu. Ảnh: TL.

Hiện nay, nhiều dịch bệnh trên gia súc, gia cầm chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu. Ảnh: TL.

Tại Hà Nội, thực tế tổng đàn đàn gia súc, gia cầm lớn, nhưng phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng còn cao (khoảng 55%), nhất là ở cấc khu đông dân cư, nhiều hộ chăn nuôi vẫn nuôi trong khu vực gần nhà ở, hộ gia đình nên mức độ lây nhiễm nhiễm rất cao.

Thời gian tới, ngành chăn nuôi - thú y Hà Nội sẽ duy trì tốt hoạt động tại các chốt kiểm dịch đầu mối giao thông tại các chợ Hà Vĩ (Thường Tín), Hải Bối (Đông Anh), Vạn Phúc (Thanh Trì) để kiểm soát chặt chẽ việc nhập gia súc, gia cầm về các địa phương. Kiên quyết xử lý vi phạm khi động vật và sản phẩm động vật về Hà Nội không đủ điều kiện về thủ tục hành chính cũng như chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Thực hiện tốt việc giám sát dịch bệnh, duy trì trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cáo hàng ngày qua đường dây nóng của Thành phố (02433.800115) trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Hướng dẫn, đôn đốc thú y cơ sở giám sát dịch bệnh chặt chẽ đến tận hộ chăn nuôi trên địa bàn.

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh vật nuôi

Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên Đán, mùa lễ hội, ngành chăn nuôi, thú y Hà Nội đã và đang tập trung cao độ thực hiện một số giải pháp:

Một là tuyên truyền sâu rộng để đảm bảo cho nguồn nhân lực (hệ thống thú y từ Thành phố đến xã phường) đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn trong tình hình mới vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Đặc biệt là đối với hệ thống cán bộ thú y làm nhiệm vụ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung, không để đứt gãy, ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ sở.

Tuyên truyền mạnh để người chăn nuôi, chủ các cơ sở kinh doanh (sản phẩm động vật tại các chợ, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y...) hiểu, thực hiện, góp phần vào công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm tại Hà Nội. Ảnh: TL.

Dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm tại Hà Nội. Ảnh: TL.

Duy trì để các chuỗi cung ứng động vật, sản phẩm động vật tại chỗ, đặc biệt là chuỗi cung ứng từ các tỉnh khác về các chợ đầu mối, về cơ sở giết mổ tập trung thông qua việc phối hợp cung cấp thông tin để không để đứt gãy nguồn cung cũng như việc đảm bào chất lượng khi cung cấp về thành phố Hà Nội.

Thông tin báo cáo, điều tra, xác minh kịp thời khi có ổ dịch xảy ra. Tổ chức tốt việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ cao, đặc biệt đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (viêm da nổi cục, LMLM, tai xanh, cúm gia cầm....).

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, công tác tiêm phòng được cải tiến về thời gian và cách thức tổ chức theo phương thức ở đâu đủ điều kiện tổ chức tiêm ngay, tiêm sớm, thay đổi thời gian để phù hợp, đạt tỷ lệ cao. Những nơi cán bộ bị cách ly bố trí lực lượng từ nơi khác đến thực hiện vì biện pháp tiêm phòng tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc gia cầm nếu để chậm tiến độ dịch sẽ rất dễ bùng phát và lây lan trên diện rộng.

Tổ chức đợt tổng tẩy uế môi trường toàn Thành phố đợt trước và sau Tết Nguyên đán, tập trung cao ở các vùng chăn nuôi tập trung, nơi nguy cơ cao, có ổ dịch cũ, khu vực bãi rác thải nhằm ngăn chặn và hạn chế mầm bệnh lây lan (dự kiến sẽ có trên 3 triệu m2 diện tích sẽ được tiêu độc).

Đối với các địa phương có lễ hội truyền thống, hội làng, ngành thú y phối hợp với y tế tổ chức khử trùng trên diện rộng, nhất là các nơi tập trung đông người để làm sạch môi trường. Tăng cường quản lý thực hiện tốt công tác kiểm dịch vận chuyển, phối hợp với các tỉnh thành để thông tin về kiểm dịch vận chuyển động vật, không nhập gia súc, gia cầm ở những nơi đang có dịch.

Hà Nội sẽ tập trung cho công tác tiêu độc, khử trùng các cơ sở chăn nuôi trong thời gian tới. Ảnh: TL.

Hà Nội sẽ tập trung cho công tác tiêu độc, khử trùng các cơ sở chăn nuôi trong thời gian tới. Ảnh: TL.

Thường xuyên kiểm tra các cơ sở giết mổ về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 để đảm bảo cho những người hoạt động tại cơ sở giết mổ, những người ra, vào cở sở đã được tiêm phòng vacxin đầy đủ (không có các trường hợp F0, F1) để cơ sở không phải tạm dừng hoạt động.

Những chốt kiểm dịch lớn như chợ Hà Vĩ, chợ đầu mối phía Nam (Đông Anh), Cơ sở giết mổ Vạn Phúc (Thanh Trì), Minh Hiền (Thanh Oai), Hồng Phong, Chúc Sơn (Chương Mỹ) tăng cường hoạt động kiểm dịch để đảm bảo kiểm soát tốt gia súc, gia cầm trước, trong và sau bán, giết mổ để góp phần vào công tác phòng chống dịch bệnh.

Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ trên địa bàn Thành phố để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Phối hợp với các tỉnh, thành phố trong công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, đặc biệt kiểm soát việc vận chuyển kinh doanh gia súc, gia cầm lưu thông trên địa bàn Hà Nội. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Tiếp tục kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Lấy mẫu giám sát một số chỉ tiêu về an toàn thực phẩm để phát hiện tồn dư kháng sinh, các loại vi khuẩn (hiếu khi, Ecoli, Sanmonenla ...).

Dịp cuối năm, ngành chăn nuôi - thú y Hà Nội sẽ phối hợp các ban, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, thông tin tuyên truyền các quy định của pháp luật về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong hoạt động chăn nuôi, giết mổ động vật, sơ chế, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật.

Duy trì cơ sở an toàn dịch bệnh tại 42 cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, đồng thời kiểm tra hướng dẫn các cơ sở đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh để vừa tăng số lượng cơ sở an toàn dịch, vừa tạo lợi thế trong kiểm dịch vận chuyển lưu thông động vật bán đi các tỉnh, thành phố khác khi dịch bệnh xảy ra.

Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các trang trại chăn nuôi thực hiện tốt việc khai báo chăn nuôi, khai báo dịch bệnh theo quy định của Luật Chăn nuôi và Luật Thú y.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm