| Hotline: 0983.970.780

Cấy lúa - số 3 kỳ diệu

Thứ Hai 21/06/2010 , 07:00 (GMT+7)

- Làm đất 3 công đoạn: Xới (bừa) – trục – trạc (trang bằng).

- Thu hoạch 3 công đoạn: Cắt – gom – suốt.

- Hạt lúa muốn bán phải 3 công đoạn: Phơi (sấy) khô – vô bao – cân.

- Hạt lúa ngâm ủ 3 ngày mới ra mầm đem sạ được.

- Mật độ cấy: 3 kg/công, sạ hàng mật độ: 3 kg x 3 = 9 kg/công.

- Qui luật: 3 ngày ra 1 lá, 3 lá ra 1 chồi cấp 1, 3 chồi cấp 1 ra 1 chồi cấp 2.

- Lúc tượng đòng chồi nào trên 3 lá (hoặc cao hơn 30 cm) sẽ ra bông.

- Chia làm 3 giai đoạn sinh trưởng: Mạ, đẻ nhánh - đòng trổ - chín.

- Từ trổ tới chín 30 ngày, từ tượng đòng tới trổ 30 ngày.

- Bón phân đón đòng khi đòng được 3 mm (làm tăng số hạt trên bông).

- Đẻ nhánh (đối với lúa sạ) chỉ cần 1 mẹ + 2 con = 3 chồi là đạt yêu cầu.

- Nên áp dụng 3 giảm – 3 tăng trong canh tác lúa.

- Áp dụng tiết kiệm nước, sau sạ 30 ngày nên cắt 1 cử nước cho khô ruộng (đối với giống thời gian 90 – 95 ngày).

- Nên bón cân đối 3 loại phân N-P-K.

- Chia làm 3 lần bón phân trong một vụ lúa.

- Thường bị 3 đối tượng gây hại: rầy nâu – sâu cuốn lá – đạo ôn.

- Lượng nước cần phun để trừ sâu bệnh: 300 lít/ha.

- Ngưỡng phòng trừ rầy: 3 con/tép, rầy tuổi 3.

- Thí nghiệm đồng ruộng thường chia 3 lần lặp lại.

- Nông dân dùng tầm 3 mét để đo công cắt lúa.

- Diện tích 1ha = (3.333 x 3) + 1 = 10.000 m2.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất