| Hotline: 0983.970.780

Cây môn hương "lên đời"

Thứ Sáu 06/03/2015 , 06:10 (GMT+7)

Thôn Tây Sơn Tây, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam có địa hình đất cát là chủ yếu, không có mương thủy lợi, cây lúa nước không mang lại hiệu quả kinh tế nên môn hương là cây trồng chủ lực.

Đây là loại cây cho củ, chế biến các món ăn rất thơm ngon, được ưa chuộng trên thị trường. Môn hương dễ trồng, ít sâu bệnh, ít tốn công chăm sóc, cho năng suất cao hơn với những loại cây trồng ngắn ngày khác.

Toàn thôn Tây Sơn Tây có 150 hộ dân trồng môn hương với diện tích gần 30 ha, thu nhập bình quân từ 12 - 15 triệu đồng/sào, một số tiền không nhỏ đối với bà con vùng biển.  

Chị Võ Thị Phương (43 tuổi) chia sẻ: “Trước kia nhà tôi vất vả lắm, cái nghèo cứ bám riết. Chồng đi biển, tôi ở nhà nuôi mấy con heo và trồng lúa nước. Từ khi chuyển sang trồng môn hương, nghèo khó không còn là nỗi ám ảnh nữa. Hiện tại tôi trồng 2 sào môn, trừ chi phí còn lãi trên 20 triệu đ/năm”.

Còn ông Huỳnh Tấn Cư (60 tuổi) ở cùng thôn cho biết: “Trồng môn hương không khó, chi phí đầu tư thấp, mỗi sào khoảng 2 - 3 triệu đồng/vụ 6 tháng, sau khi thu hoạch trừ chi phí thu lãi 8 - 10 triệu đồng/sào”.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất