| Hotline: 0983.970.780

Chăm chút bữa ăn cho trẻ em ĐBSCL

Thứ Ba 30/05/2017 , 10:41 (GMT+7)

Sau khi đến với hàng loạt các thành phố lớn như TPHCM, Hải Phòng Đà Nẵng…, dự án “Bữa ăn học đường” do Công ty Ajinomoto khởi xướng đã bắt đầu đến với hàng triệu trẻ em vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Bắt đầu từ Đồng Tháp

Đúng dịp kỷ niệm 127 năm ngày sinh nhật Bác, sáng 19/5, Sở GD-ĐT Đồng Tháp phối hợp với Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng” cho 41 trường tiểu học bán trú tại tỉnh có tổ chức bữa ăn.

10-31-54_1
TS. Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên.

Do đây là lần đầu tiên dự án về với vùng ĐBSCL nên hội trường Sở GD-ĐT Đồng Tháp gần như chật cứng khi có hàng trăm thầy cô, bếp trưởng, cán bộ phụ trách công tác bán trú của tất cả các huyện, thị, thành phố trong tỉnh cùng về tham dự, với mong muốn chăm chút hơn nữa bữa ăn cho các cháu nhỏ, tương lai của đất nước.

Theo ông Nguyễn Văn Trung – Phó Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam, đây là phần mềm thuộc dự án “Bữa ăn học đường”, do Công ty Ajinomoto Việt Nam khởi xướng và đồng hành cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) triển khai thực hiện, giúp cung cấp và xây dựng những thực đơn cân bằng dinh dưỡng, đa dạng, ngon miệng và hỗ trợ công tác quản lý bữa ăn bán trú. Phần mềm được cung cấp hoàn toàn miễn phí trên website của dự án: www.buaanhocduong.com.vn. Mỗi trường tiểu học bán trú đăng ký một tài khoản để sử dụng đầy đủ các chức năng trong phần mềm.

Là đơn vị phối hợp triển khai dự án này tại Đồng Tháp, bà Nguyễn Thúy Hà – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp không giấu được sự phấn khởi khi thẳng thắn cho biết, tất cả các trường trên địa bàn tỉnh đều chưa có giáo viên chuyên về dinh dưỡng. Điều này khiến các bữa ăn của các cháu chưa được coi trọng đến cân bằng dinh dưỡng một cách khoa học và hợp lý. Chính vì thế, việc công ty Ajinomoto triển khai dự án này tại Đồng Tháp mang ý nghĩa lớn, là cơ hội quý báu để thầy cô cũng như các bếp ăn có thêm kiến thức về xây dựng bữa ăn dưỡng chất và ngon miệng cho các cháu.
 

Trẻ em như búp trên cành...

Trải lòng về thực trạng dinh dưỡng thiếu hợp lý của trẻ em, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, TS.Ngũ Duy Anh – Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD-ĐT) chia sẻ, trong khi nhiều trẻ em mắc bệnh béo phì, thì ngược lại không ít trẻ em bị suy dinh dưỡng. Đây là hệ quả của việc thiếu cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn, dẫn đến gia tăng các bệnh như tim mạch, tiểu đường…

Từ thực trạng này, TS.Anh đánh giá cao dự án của Ajinomoto khi quan tâm đặc biệt đến trẻ em bậc tiểu học, nâng niu từng bữa ăn cho các cháu theo đúng nghĩa “trẻ em như búp trên cành”. Ông cũng đánh giá cao sự linh động của công ty trong xây dựng thực đơn, giúp các cháu trước đây chỉ thích ăn thịt, trứng, thì giờ biết thèm ăn cá, rau, củ, quả - những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, thực đơn còn mang tính khoa học khi đảm bảo phù hợp với đặc điểm vùng miền, điều kiện kinh tế của địa phương và nhà trường khi tham gia dự án.

10-31-54_2
Hình giao diện phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng.

Giải đáp điều băn khoăn nhất của các thầy cô là làm sao khi áp dụng phần mềm “túi tiền” của phụ huynh đóng vào bếp ăn không bị tăng lên, ông Nguyễn Văn Trung – Phó Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam chia sẻ: Ngoài sự linh động trong xây dựng cơ cấu bữa ăn hợp lý, phần mềm còn cho phép các trường tự tạo thực đơn trên những tính toán tốt nhất về dinh dưỡng, từ đó có thể thay thế nguyên liệu giá thấp hơn cho phù hợp với túi tiền. “Sắp tới, công ty sẽ có các chuyên gia đến từng trường để hướng dẫn cụ thể, đồng thời giúp các trường vận hành bếp ăn sao cho hiệu quả, hợp lý và kinh tế nhất”.

Sau hội nghị, rất nhiều thầy cô tỏ rõ sự phấn khởi khi trút được gánh nặng tâm lý, luôn băn khoăn về việc thiếu hay thừa dinh dưỡng khi nấu bữa ăn hàng ngày cho các cháu. Với 41 trường tiểu học bán trú có tổ chức bữa ăn cho hàng nghìn trẻ nhỏ, tỉnh Đồng Tháp được xem như bước khởi đầu mở “cánh cửa” cân bằng dinh dưỡng do công ty Ajinomoto khởi xướng để đến với hàng triệu trẻ em vùng ĐBSCL trong tương lai.

+ TS. Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên: “Dự án bữa ăn học đường là một dự án mới và rất có ý nghĩa cho xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề của ngành giáo dục trong công tác tổ chức bữa ăn bán trú hiện nay”.

+ PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: “Các thực đơn được xây dựng từ phần mềm đảm bảo chất lượng bữa ăn, xây dựng thói quen ăn uống khoa học, góp phần kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất trong học sinh và đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ”.

 

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cho vay theo chuỗi giá trị, kênh 'bơm vốn' giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á' thảo luận về các kinh nghiệm tín dụng nông nghiệp hiện nay.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.