| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc cây vải sau thu hoạch

Thứ Sáu 19/08/2011 , 13:34 (GMT+7)

Một trong những đặc trưng quan trọng của cây ăn trái lâu năm là năng suất của cây có tính lịch sử, có tính liên tục từ vụ này sang vụ khác, không tính riêng biệt theo từng vụ như cây hàng năm. Năng suất thu được của vụ này là thành quả của quá trình chăm sóc cây của năm trước và chăm sóc cây tốt vụ này để gặt hái năng suất tốt ở vụ sau.

Do đó, chăm sóc sau khi thu hoạch là một biện pháp quan trọng giúp cây cho năng suất liên tục từ vụ này sang vụ khác, tránh cây không bị tình trạng ra trái cách năm.

1. Đặc điểm ra hoa và phát triển trái của cây vải

Vải là cây ra hoa và phát triền trái ở chồi tận cùng tương tự như cây nhãn nên khi chồi đang ra hoa và phát triển trái cây sẽ không ra lộc. Do đặc điểm đó nên kích thích cho cây ra nhiều lộc sau khi thu hoạch là biện pháp rất quan trọng, giúp cây phục hồi khả năng ra hoa, nuôi trái ở vụ tiếp theo.

Ông Trần Quang Khải, một nông dân nhiều kinh nghiệm trồng vải ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết muốn tránh cho cây vải không có hiện tượng ra trái cách năm thì sau khi thu hoạch phải kích thích cho cây ba đợt lộc trong mùa hè và mùa thu. Lộc phát triển không tốt (chiều dài lộc ngắn, nhỏ, ít lá, lá nhỏ) có thể là nguyên nhân làm cho cây giữ trái kém. Như vậy, sau khi thu hoạch ta cần kích thích cho cây ra lộc đồng loạt, lộc phát triển triển tốt, giúp cây dự trữ nhiều chất hữu cơ là điều kiện cần thiết để có vụ vải đạt năng suất cao.

Tuy vậy, lộc sinh trưởng quá mạnh do bón nhiều phân đạm, nhất là đợt lộc sau cùng sẽ thúc đẩy cây sinh trưởng mạnh, ức chế sự ra hoa và hình thành đợt lộc đông. 

2. Một số biện pháp chăm sóc cây vải sau thu hoạch

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 165 ra ngày 19/8/2011)

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Quảng Trị chưa có địa phương nào thành lập được đội bắt chó thả rông

Bệnh dại đã xuất hiện nhưng tỷ lệ tiêm phòng tại Quảng Trị vẫn đạt thấp, các đội bắt chó thả rông cũng chưa được thành lập theo kế hoạch.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.