| Hotline: 0983.970.780

Chấp hành pháp luật về lâm nghiệp khu vực rừng giáp ranh

Thứ Năm 14/12/2023 , 11:39 (GMT+7)

Việc thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng đã giúp quản lý bảo vệ các khu vực rừng giáp ranh.

Cán bộ kiểm lâm tuần tra trên sông tại xã Tà Mít (huyện Tân Uyên, Lai Châu). Ảnh: N.T.

Cán bộ kiểm lâm tuần tra trên sông tại xã Tà Mít (huyện Tân Uyên, Lai Châu). Ảnh: N.T.

Phối hợp quản lý rừng giáp ranh

Năm 2023, ước tổng diện tích rừng và rừng trồng chưa thành rừng của huyện Tân Uyên (Lai Châu) là trên 44.480ha. Trong đó, rừng tự nhiên trên 35.943ha, số còn lại là rừng trồng phòng hộ 0,08ha, rừng sản xuất trên 2.952ha; Đất có rừng trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng trên 5.584ha. Dự kiến tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn huyện Tân Uyên đạt 43,36%.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn của huyện Tân Uyên tương đối lớn song địa hình chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, hệ thống đường lâm sinh đã được đầu tư nhưng còn thiếu vì vậy khó khăn cho công tác tuần tra bảo vệ rừng và công tác chữa cháy khi xảy ra cháy rừng, nhất là các khu vực rừng giáp ranh.

Cùng với đó, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, vẫn còn tình trạng phát, đốt nương không đúng quy định, sử dụng lửa không an toàn ở những khu vực dễ cháy gây ra cháy cây trồng chưa thành rừng. Việc chăn thả gia súc phá hoại rừng trồng vẫn xảy ra.

Để nâng cao công tác bảo vệ, phát triển rừng ở khu vực giáp ranh, mới đây, huyện Tân Uyên đã ký phối hợp với huyện Sìn Hồ, Than Uyên (Lai Châu) và huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), huyện Tuần Giáo và huyện Tủa Chùa (Điện Biên) để quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp khu vực giáp ranh các huyện.

Theo ông Lê Thanh Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên (Lai Châu), thông qua hoạt động ký kết công tác phối hợp nhằm tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp đến các tầng lớp nhân dân bằng các hình thức, nội dung, biện pháp phù hợp. Phối hợp kiểm tra, xử lý các cá nhân, hộ gia đình xâm canh, xâm cư trái phép; hướng dẫn người dân sản xuất nương rẫy đúng quy định.

Phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp. Quản lý chặt chẽ nguồn gốc lâm sản, hạn chế tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn các huyện giáp ranh. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ phát triển rừng, bảo vệ môi trường.

Chủ động phòng chống cháy rừng

Cũng theo ông Lê Thanh Huy, UBND huyện Tân Uyên đã kiện toàn Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng huyện, xã, thị trấn, đồng thời ban hành quy chế hoạt động. Ngoài ra, toàn huyện hiện có 82 tổ chuyên trách quản lý bảo vệ rừng thôn, bản với 9.235 thành viên. Ban Chỉ huy các cấp xây dựng quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ và tổ chức chỉ đạo, triển khai có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, ban chỉ huy xây dựng lịch trực 24/24h vào các ngày cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV, tổ chuyên trách bảo vệ rừng tuần tra, canh gác để phát hiện sớm đám cháy, chủ động lực lượng, phương tiện, dụng cụ sẵn sàng chữa cháy khi cháy rừng xảy ra;

Quản lý nghiêm ngặt việc phát đốt nương của người dân, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi dùng lửa để khai thác lâm sản ngoài gỗ, săn bắt động vật hoang dã, đốt nương không đúng quy định.

Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn duy trì thường trực tại 10 chốt gác cố định tại cửa rừng giáp ranh khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Hoàng Liên (xã Phúc Khoa, Trung Đồng, Hố Mít và thị trấn Tân Uyên); 22 chốt gác tạm thời tại các xã trên địa bàn huyện để kiểm soát, phát hiện sớm lửa rừng.

Cùng với đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và thì việc chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng được đảm bảo qua đó nâng cao nhận thức của người dân, của chủ rừng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Trồng 1.000 cây hoa ban tri ân mảnh đất Điện Biên Phủ

Chiến dịch 'Phủ xanh tương lai trên mảnh đất lịch sử' tiến hành trồng 1.000 cây hoa ban tại những di tích lịch sử quan trọng ở thành phố Điện Biên Phủ.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất