| Hotline: 0983.970.780

Châu Á trở thành ‘vườn ươm’ tỷ phú USD

Thứ Ba 04/10/2022 , 15:36 (GMT+7)

Tính đến thời điểm này, châu Á đã có trên 950 tỷ phú USD, nhiều hơn tất cả các khu vực khác, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Sáu tỷ phú giàu nhất châu Á, sở hữu khối tài sản từ 20,3 tỷ USD đến 74,1 tỷ USD. Ảnh: ABTC

Sáu tỷ phú giàu nhất châu Á, sở hữu khối tài sản từ 20,3 tỷ USD đến 74,1 tỷ USD. Ảnh: ABTC

Tính đến tháng 9 năm 2022, doanh nhân Ấn Độ Gautam Adani đã trở thành người châu Á đầu tiên đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách tỷ phú giàu nhất hành tinh - những người có giá trị tài sản ròng vượt 1 tỷ USD.

Mặc dù phần lớn số tỷ phú trong “top 10” người giàu nhất thế giới tiếp tục là người Mỹ, nhưng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau khẳng định rằng, người châu Á đang không ngừng leo lên đỉnh của bậc thang giàu có toàn cầu.

Theo Bloomberg và Forbes, tỷ phú Ấn Độ Adani - ông chủ của tập đoàn Adani Group, chuyên quản lý các cảng, mỏ và kinh doanh tài nguyên hiện vẫn đang thay nhau xếp hạng ở vị trí thứ tư thế giới về giá trị cổ phiếu dao động hàng ngày. Vào tháng 9, nhà tài phiệt Ấn Độ đã nhanh vươn lên vị trí thứ hai sau tỷ phú Elon Musk, người sáng lập Tesla, nhà sản xuất xe điện của Mỹ.

'Top 15' người giàu nhất thế giới, tính đến đầu tháng 9/2022. Nguồn: Forbes 

"Top 15" người giàu nhất thế giới, tính đến đầu tháng 9/2022. Nguồn: Forbes 

“Top 10” danh sách những người giàu nhất thế giới vốn từ lâu luôn được thống trị bởi các doanh nhân người Mỹ. Tuy nhiên một phân tích theo khu vực về tài sản của hơn 2.400 người giàu nhất hành tinh trong Danh sách tỷ phú theo thời gian thực vào ngày 28/9/2022 của Forbes cho thấy 4,7 nghìn tỷ USD nằm ở Bắc Mỹ, tiếp theo là 3,5 nghìn tỷ USD ở châu Á và 2,4 nghìn tỷ USD ở châu Âu.

Nếu đề cập đến số lượng tỷ phú USD, châu Á hiện có tới 951 người, Bắc Mỹ có 777 và châu Âu là 536. Nhưng ở chiều ngược lại, châu Á hiện chiếm tới 60 phần trăm dân số thế giới, so với chỉ hơn 4 phần trăm ở Mỹ và dưới 10 phần trăm ở châu Âu.

Xếp theo quốc gia, Mỹ vẫn đứng đầu với 719 tỷ phú USD, tiếp theo là Trung Quốc với 440 người và Ấn Độ có 161 người. Mười quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có tổng cộng 114 tỷ phú USD, trong khi lãnh thổ Đài Loan có 45 người, Hàn Quốc 28 người và Nhật Bản 27 người.

Tài sản của những người giàu nhất hành tinh bắt đầu tăng lên ở châu Âu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ 18 và 19, sau đó đã nhanh chóng tăng lên ở Mỹ nhờ quá trình toàn cầu hóa và đổi mới công nghệ.

Các quốc gia mới nổi hiện là nơi đang sản sinh ra nhiều tỷ phú hơn so với châu Âu và Mỹ trong thế kỷ 19 và 20 vì những tiến bộ trong công nghệ truyền thông và toàn cầu hóa.

Trên thực tế, tốc độ tích lũy tài sản của người giàu nhanh hơn ở các nước mới nổi. Một phân tích dữ liệu được sử dụng trong Báo cáo tài sản toàn cầu do hãng Credit Suisse công bố vào tháng 9 cho thấy, giá trị tài sản do 1% người giàu nhất nắm giữ đã tăng 11 lần ở Ấn Độ và 34 lần ở Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2021 so với 3,6 và 1,2 lần tương ứng ở Mỹ và Nhật Bản.

Số lượng tỷ phú USD xếp theo thứ tự quốc gia, tính đến ngày 29/9/2022. Nguồn: Forbes

Số lượng tỷ phú USD xếp theo thứ tự quốc gia, tính đến ngày 29/9/2022. Nguồn: Forbes

Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu các tỷ phú châu Á có sớm vươn lên đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới? Soichiro Matsumoto, Giám đốc đầu tư của Credit Suisse tại Nhật Bản cho biết: Giá bất động sản tăng là động lực chính cho sự tích lũy tài sản của người châu Á. Theo ông Matsumoto, những người được xếp hạng cao trong danh sách người giàu chủ yếu là chủ doanh nghiệp có cổ phần lớn trong các công ty toàn cầu hơn là bất động sản, vì vậy người châu Á sẽ "cần thời gian để bắt kịp".

Hiện nhiều nước châu Á đang thắt chặt chính sách tiền tệ, khiến các tỷ phú tại châu lục này đang phải đối mặt với những tác động bất lợi như giá cổ phiếu giảm và đồng USD tăng giá. Trong khi số người trong Danh sách tỷ phú thế giới theo thời gian thực của Forbes giảm 245 người trong khoảng sáu tháng vừa qua, thì người châu Á chiếm 126, so với 27 người ở Bắc Mỹ.

Tuy nhiên, làn sóng những người giàu có ở các nước mới nổi nhờ sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phát triển cơ sở hạ tầng. Credit Suisse dự báo rằng, số lượng triệu phú, với tài sản từ 1 triệu USD trở lên, sẽ tăng gần gấp đôi ở Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 2026 so với năm 2021.

Mặc dù trong tương lai người châu Á khó có khả năng chiếm số đông những người giàu nhất thế giới, nhưng sự gia tăng của tỷ lệ những tỷ phú ở châu Á sẽ tiếp tục diễn ra.

(Nikkei Asia)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.