| Hotline: 0983.970.780

Cháu đã 25 tuổi, cháu phải tự quyết, đúng không cô?

Thứ Sáu 24/11/2017 , 06:50 (GMT+7)

Nếu các cháu đã quyết thì trời cản. Có điều, cả hai đều làm vệc ở địa phương, đụng tới cưới hỏi là hơi phiền. Cứ như mình phải làm một việc mà nhắm mắt làm thì sao?

Cô kính mến!

Cháu sinh ra ở vùng người Kinh với người Khmer sống gần với nhau, con nít học chung trường, không phân biệt gì hết. Nhà cửa thì có xóm riêng, người Kinh nhìn là biết liền, có vườn thổ cư, có hàng rào, ao cá, chuồng gà chuồng vịt chuồng bò. Sóc của người Khmer cũng khác, vườn trống huơ, hay có tre gai, con gà con vịt đi lung tung.

Nhưng cháu cũng đâu có ngờ lớn lên cháu lại có cảm tình với một anh Khmer đâu cô. S học cùng trường với cháu hồi cấp hai, rồi anh lên chùa học nữa, sau đó, phong tục thanh niên ra áo tu làm rẫy, vườn tược, rồi tham gia công tác Đoàn ở địa phương. Cháu học hết cấp III xong về xã làm, gặp lại S. Phải nói ngoại hình của thanh niên Khmer hấp dẫn, tóc quăn, ngăm đen, khỏe mạnh, biết múa hát. Anh bơi chèo rất giỏi, là tay bơi trong hội ghe ngo của phum sóc. Cháu rất mê môn đua ghe ngo, không năm nào cháu bỏ lỡ lễ hội Oc-om-bóc ở miệt này.

S biết cháu có cảm tình với anh nhưng không dám biểu hiện. Cháu chủ động. Hai đứa được cơ quan ủng hộ ngầm. Nhưng cháu không ngờ ba má cháu phản ứng dữ dội. Ba nói bao nhiêu người đàn ông ở trong sóc sờ sờ đó, lình xình, uống rượu, nhà cửa nhếch nhác. Má chửi luôn, thà đi lấy Hàn Quốc Đài Loan đem tiền về giúp cha mẹ, lấy thằng Miên thì ôm cháu ngoại cả đời, hả? Sao phải ôm cháu ngoại má? Má nói, để cháu của má về ở trong sóc cho đóng rong đóng rêu hả, còn lâu!

Không ngờ hàng trăm năm ở bên nhau trên đất này mà người mình còn phân biệt dữ vậy. Đành là người Khmer hay làm rẫy chứ không giỏi làm vườn xẻ liếp đào mương như người mình, nhưng S khác hẳn. Nhà cửa rất sáng sủa, vườn thổ cư có cam, bưởi, vú sữa, ba má S rất hiền ành. Anh là ngôi sao của sóc anh, người dân rất tự hào về anh, nói được, làm được, sôi nổi, tháo vát.

Cháu đã 25 tuổi, cháu phải tự quyết, đúng không cô? Nhưng cháu công tác ở đây, đám cưới ra sao, ba má gia tộc quay lưng thì còn mặt mũi nào. Mà phong tục cưới hai bên rất khác, khi nghĩ đến thủ tục tự nhiên thẩy oải, hết muốn gì hết đó cô. Nhưng mà vẫn thương, vẫn nhớ, chả lẽ bỏ xứ đi đâu?

---------------------

Cháu thân mến!

Câu chuyện hôn nhân khác sắc tộc và màu da đúng là muôn thuở, không biết bao giờ mới chấm dứt. Không phải người lớn vô lý hoàn toàn, ví như phong tục tập quán, ví như khẩu vị, ví như thói quen nuôi dạy con cái…nói chung là bản sắc khác thì văn hóa cũng có khác.

Cô không lạ gì một cái sóc Khmer. Ngày nhỏ, mới 11 tuổi, chị của cô và cô đã phải đi làm nghĩa vụ thiếu niên tiền phong, tức là đi dạy chữ trong một cái sóc cách nhà mình một buổi đường xuồng. Chao ơi, nó xa lạ, đúng như cháu viết, họ ở co cụm nhiều lớp nhà, đi dễ lạc, heo gà vịt đi lung tung khắp. Không nhớ mình đã dạy được chữ nào, bình dân học vụ, chỉ nhớ cảm giác sống của họ rất khác những xóm ấp bám theo sông rạch của người mình. Nhưng nếp chùa cúa họ đặc sắc quá, kỷ cương, sãi trẻ theo học chữ ở chùa rất đông, họ rèn luyện để thành người hiền lành có đạo lý. Lớn lên, cô cũng biết vài anh bộ đội người Khmer, họ đẹp trai và gan góc chứ. Nhưng cô chưa thấy người rể Khmer, chỉ thấy các cô dâu Khmer ở gia đình người Kinh, chân chất, hiền lành, được khen.

Nếu các cháu đã quyết thì trời cản. Có điều, cả hai đều làm vệc ở địa phương, đụng tới cưới hỏi là hơi phiền. Cứ như mình phải làm một việc mà nhắm mắt làm thì sao? Chuyện ấy diễn ra có thời hạn, đâu là mãi mãi, hỏi cưới, xong. Nếu các cháu gan nữa thì đi đăng ký kết hôn và liên hoan ở cơ quan, xong. Không gì cao hơn tình yêu và không gì quan trọng hơn hôn nhân có tình yêu. Do mình cả, thấy được là được.

Vấn đề là sau cưới các cháu sống ở đâu. Thuyền theo lái gái theo chồng, cháu về sóc hay là…? Ở chung hay ở riêng với ba me chồng? Có bao nhiêu cô dâu Việt đi xa mà vẫn hạnh phúc, huống chi cháu ở xã nhà? Có keo sơn là sẽ có ăn, có của và có văn hóa để dạy dỗ con cái. Ba má cháu đang hù cháu đó thôi, hù không xong thì trời không chịu đất, đất phải chịu trời thôi mà.

Nhắc lại, hôn nhân khác khi vờn yêu. Sẽ gặp rất nhiều phức tạp, khác biệt, nhớ nhé. Nhưng đừng nản, lấy ai, về nhà ai, cũng vậy, phải điều chỉnh và khi có tình yêu chân chính, sẽ có tất cả, vượt qua tất cả.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm