| Hotline: 0983.970.780

Chè Nhật Thức khởi nghiệp từ tâm

Thứ Tư 22/07/2020 , 09:45 (GMT+7)

Bén duyên với cây chè từ bé, lớn lên chị Đào Thị Thức đã quyết định gây dựng thương hiệu chè Nhật Thức trong lòng những người yêu chè gần xa.

Xây dựng thương hiệu chè Nhật Thức

Sinh ra và lớn lên ở vùng chè Tân Linh của huyện Đại Từ (Thái Nguyên), gia đình chị Thức có truyền thống làm chè lâu đời, có cơ hội gắn bó với cây chè từ nhỏ. Nhưng chị Thức nhận thấy, giá trị của những sản phẩm chè làm ra nơi đây không cao bởi chủ yếu được làm theo phương pháp thủ công và chưa gây dựng được tiếng vang trên thị trường.

Dù vậy, tình yêu trà vẫn được nhen nhóm trong chị qua những hình ảnh ấm trà bốc khói nghi ngút trong những ngày đông lạnh giá và may mắn được thưởng trà mỗi ngày. Xuất phát từ tình yêu ấy đã thôi thúc chị quyết định khởi nghiệp với trà.

Để sản phẩm chè làm ra có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường, với kinh nghiệm sẵn có hơn 10 năm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh chè khô nên tháng 7/2017, chị Thức đã thành lập HTX Chè Nhật Thức tại xóm Khuôn 2, xã Phục Linh, huyện Đại Từ với 20 thành viên.

Xuất phát từ tình yêu với cây chè từ bé đã thôi thúc chị Thức khởi nghiệp với trà. Ảnh: Kiều Hải.

Xuất phát từ tình yêu với cây chè từ bé đã thôi thúc chị Thức khởi nghiệp với trà. Ảnh: Kiều Hải.

Tâm sự với chúng tôi, chị Thức cho biết: “Tôi là đứa duy nhất có thói quen giống nội, một ngày có thể uống trà từ sáng, trưa, chiều, tối và có thể ngồi nghe các cụ đạo trà một cách say sưa. Nội chính là người đầu tiên thắp lên niềm đam mê trong tôi về trà, nội chỉ cho tôi cách thưởng thức trà làm sao để cảm nhận được vị ngon. Do đó, tôi có thể thức xuyên đêm khi cần thử nghiệm để cho ra một sản phẩm ưng ý”.

Bởi vậy, bằng những kinh nghiệm có được lớn dần theo năm tháng, chị Thức đã quyết mày mò, nghiên cứu để xây dựng nên thương hiệu chè Nhật Thức với rất nhiều loại trà khác nhau như hôm nay.

Trong đó, đặc biệt nhất là sản phẩm Trà Đinh có thương hiệu ‘Thức Đỉnh Trà” và Trà Nõn cao cấp có thương hiệu “Thức Tâm Trà”. Đây là loại trà mang nhiều tâm huyết và tràn đầy tình cảm, làm cho người thưởng thức có cảm giác thỏa mãn khi uống.

Để làm ra được những sản phẩm chè tuyệt hảo như vậy đòi hỏi người trồng chè phải bỏ nhiều tâm huyết và công sức. Chè phải được trồng, chăm sóc và chế biến theo quy trình rất khắt khe, đảm bảo chè thật sự sạch và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trung bình mỗi ngày HTX chè Nhật Thức sản xuất được 1 tấn chè tươi. Ảnh: Kiều Hải.

Trung bình mỗi ngày HTX chè Nhật Thức sản xuất được 1 tấn chè tươi. Ảnh: Kiều Hải.

Chè Nhật Thức vươn xa

Năm 2019, sản phẩm Thức Tâm Trà của HTX Chè Nhật Thức đã được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao và đạt sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, còn năm nay chị Thức cho biết sẽ đăng ký thêm 2 sản phẩm OCOP nữa là Đinh Tâm Trà và chè Long Vân đồng thời đăng ký nâng hạng lên 4 sao cho sản phẩm Thức Tâm Trà.

Hiện tại HTX chủ yếu sản xuất chè theo hướng VietGAP với diện tích 17,2ha và hiện đang thử nghiệm thêm 3ha chè sản xuất theo hướng hữu cơ. Ngoài diện tích chè của HTX, đơn vị còn liên kết với 80 hộ dân ngoài hợp tác xã để thu mua nguyên liệu chè tươi về sản xuất, chế biến. Trung bình mỗi ngày HTX chè Nhật Thức sản xuất được khoảng 1 tấn chè tươi, tương đương với 200kg chè khô các loại, thậm chí có những lúc cao điểm có thể lên tới 1,7 tấn chè tươi/ngày.

Đến thời điểm này, HTX chè Nhật Thức có tất cả 12 sản phẩm chủ lực, trong đó sản phẩm Đinh Tâm Trà có giá trị cao nhất 2,9 triệu đồng/kg. Do đó, để gây dựng được sản phẩm chè có uy tín, chất lượng và giá trị cao như ngày hôm nay là cả một quá trình dài nỗ lực, phấn đấu, mày mò, nghiên cứu phương thức chế biến. 

Hiện nay HTX đang có 12 sản phẩm chè chủ lực, trong đó có 1 sản phẩm đã được chứng nhận OCOP năm 2019. Ảnh: Kiều Hải.

Hiện nay HTX đang có 12 sản phẩm chè chủ lực, trong đó có 1 sản phẩm đã được chứng nhận OCOP năm 2019. Ảnh: Kiều Hải.

Đến nay, sản phẩm chè của HTX Chè Nhật Thức đã có mặt tại 40 đại lý trên toàn quốc và mong muốn sắp tới của chị Thức là mở rộng thị trường ra phạm vi quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, toàn bộ diện tích chè của HTX sẽ được canh tác theo hướng hữu cơ để đảm bảo chè sạch, chất lượng, giá trị kinh tế cao và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài. 

Với doanh thu 1,2 tỷ đồng/năm, HTX Chè Nhật Thức đang tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động thường xuyên với mức thu nhập trung bình 4,7 triệu đồng/người/tháng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm