| Hotline: 0983.970.780

Chi tiêu quân sự toàn cầu lên tới 1.900 tỷ USD năm 2019

Thứ Hai 27/04/2020 , 08:17 (GMT+7)

Đây là mức chi tiêu tăng mạnh nhất trong một thập kỷ qua. Đồng thời, mức tăng chi tiêu hàng năm cũng lên tới 3,6% trong năm 2019, lớn nhất kể từ 2010.

Ngày 27/4, các nhà nghiên cứu cho biết năm 2019 cũng đánh dấu năm đầu tiên hai quốc gia châu Á nằm trong số ba nước có mức chi tiêu quân sự đứng đầu.

“Chi tiêu quân sự đã đạt đến mức cao nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh”, theo ông Nan Tian, ​​một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), nói với hãng AFP.

Thúc đẩy sự gia tăng này là những nước chi tiêu lớn nhất thế giới, đứng đầu là Hoa Kỳ, chi 732 tỷ USD vào năm 2019, tăng 5,3%, và chiếm tới 38% chi tiêu toàn cầu

Năm 2019 đánh dấu năm tăng trưởng thứ hai trong chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ sau 7 năm suy giảm.

Lần đầu tiên, hai quốc gia châu Á nằm trong số ba quốc gia chi tiêu quân sự hàng đầu, với Trung Quốc và Ấn Độ ước tính lần lượt khoảng 261 tỷ USD (tăng 5,1%) và 71,1 tỷ USD (tăng 6,8%).

Trong khi chi tiêu của Trung Quốc trong 25 năm qua theo sát sự mở rộng kinh tế nhanh chóng của đất nước này, thì các khoản đầu tư của họ cũng phản ánh tham vọng về một quân đội đẳng cấp thế giới.

“Trung Quốc công khai tuyên bố rằng họ muốn cạnh tranh cơ bản với Mỹ với tư cách một siêu cường quân sự”, ông Tian nói.

Mức chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đi lên cũng một phần giúp giải thích mức chi tiêu tăng của Ấn Độ.

Nhà nghiên cứu Siemon Wezeman cho biết, căng thẳng và cạnh tranh với cả Pakistan lẫn Trung Quốc là một trong những động lực chính cho việc tăng chi tiêu quân sự của Ấn Độ.

Năm nước chi tiêu hàng đầu thế giới, bao gồm cả Nga và Ả Rập Saudi, chiếm hơn 60% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu.

Theo SIPRI, các phát triển đáng chú ý khác bao gồm Đức tăng chi tiêu 10% trong năm 2019 lên 49,3 tỷ USD, tỷ lệ tăng phần trăm lớn nhất trong số 15 nước chi tiêu hàng đầu.

Theo các tác giả thực hiện báo cáo, việc tăng chi tiêu của Đức có thể được giải thích một phần do sự gia tăng nhận thức về mối đe dọa từ Nga.

"Tăng trưởng chi tiêu quân sự có thể bị đảo ngược do hậu quả của đại dịch Covid-19 và sự sụp đổ kinh tế của nó", ông Tian nói với AFP.

Khi thế giới đứng trước một cuộc suy thoái toàn cầu tiềm năng, ông Tian lập luận chính phủ các nước sẽ phải cân nhắc chi tiêu quân sự với chi tiêu trong những lĩnh vực khác, như chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

“Khả năng lớn là điều này rất có thể sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu quân sự”, ông phân tích.

Nhìn vào dữ liệu lịch sử, sụt giảm trong chi tiêu quân sự đó có thể sẽ không kéo dài, theo ông Tian, ​​hồi tưởng lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi chi tiêu quân sự giảm trong những năm tiếp theo khi các nước, đặc biệt là ở châu Âu, áp đặt "thắt lưng buộc bụng".

“Chúng ta có thể thấy mức chi tiêu giảm dần trong một tới ba năm và sau đó một lần nữa sẽ tăng trở lại trong những năm tới”, ông Tian nói với AFP.

(Theo SCMP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.